Doanh nghiệp có bắt buộc phải ký hợp đồng lao động sau khi kết thúc hợp đồng học nghề, tập nghề?

Doanh nghiệp tổ chức học nghề, tập nghề để đào tạo người lao động trước khi sử dụng chính thức là một hình thức được nhiều doanh nghiệp sử dụng, đặc biệt với các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực liên quan tới công nghiệp, kỹ thuật, công nghệ,…

  1. Học nghề, tập nghề là gì?

Theo khoản 1, khoản 2, Điều 61 Bộ luật Lao động năm 2019:

“1. Học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để đào tạo nghề nghiệp tại nơi làm việc. Thời gian học nghề theo chương trình đào tạo của từng trình độ theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

2. Tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để hướng dẫn thực hành công việc, tập làm nghề theo vị trí việc làm tại nơi làm việc. Thời hạn tập nghề không quá 03 tháng.”

  1. Hợp đồng học nghề, tập nghề

Căn cứ khoản 3 Điều 61 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình thì phải ký hợp đồng đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014. Theo điều 39 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014, hợp đồng đào tạo phải có các mục sau:

“Hợp đồng đào tạo phải có các nội dung sau:

– Tên nghề đào tạo hoặc các kỹ năng nghề đạt được;

– Địa điểm đào tạo;

– Thời gian hoàn thành khóa học;

– Mức học phí và phương thức thanh toán học phí;

– Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của mỗi bên khi vi phạm hợp đồng;

– Thanh lý hợp đồng;

– Các thỏa thuận khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội.

Trường hợp doanh nghiệp tuyển người vào đào tạo để làm việc cho doanh nghiệp thì hợp đồng đào tạo ngoài những nội dung nêu trên còn có các nội dung sau:

– Cam kết của người học về thời hạn làm việc cho doanh nghiệp;

– Cam kết của doanh nghiệp về việc sử dụng lao động sau khi học xong;

– Thỏa thuận về thời gian và mức tiền công cho người học trực tiếp hoặc tham gia làm ra sản phẩm cho doanh nghiệp trong thời gian đào tạo.”

3. Kết thúc hợp đồng học nghề, tập nghề có cần phải ký hợp đồng lao động

Căn cứ khoản 6 Điều 61 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014

6. Hết thời hạn học nghề, tập nghề, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động khi đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật này.

Theo đó, sau khi hết thời hạn tập nghề, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động khi đủ các điều kiện theo quy định. Tuy nhiên, người sử dụng lao động sẽ không bắt buộc phải ký kết hợp đồng lao động với người tập nghề nếu người tập nghề không đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định.

Liên hệ Luật sư tư vấn:

Luật TLA là một trong những đơn vị luật sư hàng đầu, với đội ngũ luật sư, cán bộ nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, doanh nghiệp, hôn nhân và gia đình,… Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc về pháp lý của bạn. Nếu bạn còn thắc mắc về nội dung này, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp thắc mắc.

1. Luật sư Vũ Thị Phương Thanh, Giám đốc Công ty Luật TNHH TLA, Đoàn Luật sư Hà Nội, email: vtpthanh@tlalaw.vn;

2. Luật sư Trần Mỹ Lê, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật TNHH TLA, Đoàn Luật sư Hà Nội; email: tmle@tlalaw.vn

_Nguyễn Hương Huyền_

    Bài liên quan