Trình tự, thủ tục tách công ty tại Việt Nam 

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới, việc tái cơ cấu doanh nghiệp trở thành xu hướng tất yếu để nâng cao hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh. Tách doanh nghiệp, một trong những hình thức tái cơ cấu phổ biến, đang được nhiều công ty lựa chọn như một giải pháp chiến lược để chuyên môn hóa hoạt động, tối ưu hóa nguồn lực và mở rộng quy mô kinh doanh. Tuy nhiên, quá trình tách doanh nghiệp là một thủ tục phức tạp, đòi hỏi tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật để đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan. Việc nghiên cứu và nắm vững trình tự, thủ tục tách công ty tại Việt Nam có ý nghĩa quan trọng không chỉ về mặt lý luận mà còn trong thực tiễn áp dụng, giúp doanh nghiệp thực hiện quá trình tách một cách hiệu quả và đúng pháp luật.

  1.  Khái niệm về tách công ty

Hiện nay, pháp luật Việt Nam nói chung và Điều 199 Luật Doanh nghiệp 2020 nói riêng đã có quy định cụ thể, chi tiết về định nghĩa tách công ty. Theo đó, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị tách) để thành lập một hoặc một số công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần mới (sau đây gọi là công ty được tách) mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách.

Theo quy định trên thì việc tách công ty chỉ áp dụng đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. Nếu có nhu cầu thì công ty chị có thể tách thành 01 công ty mới mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách.

  1. Trình tự, thủ tục tách công ty
  • Thông qua nghị quyết tách công ty

Căn cứ điểm a khoản 1 điều 199 Luật Doanh nghiệp 2020 thì Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông của công ty bị tách thông qua nghị quyết, quyết định tách công ty theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. 

Nghị quyết, quyết định tách công ty phải gồm các nội dung chủ yếu sau: 

  • Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị tách; 
  • Tên công ty được tách sẽ thành lập; 
  • Phương án sử dụng lao động; 
  • Cách thức tách công ty; 
  • Giá trị tài sản, quyền và nghĩa vụ được chuyển từ công ty bị tách sang công ty được tách; 
  • Thời hạn thực hiện tách công ty. 
  • Thông báo cho chủ nợ và người lao động

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua nghị quyết tách, công ty phải:

  • Thông báo bằng văn bản cho các chủ nợ
  • Thông báo cho người lao động biết về việc tách
  • Đăng báo về việc tách công ty
  •  Đăng ký doanh nghiệp đối với công ty được tách 

Căn cứ khoản 2 Điều 25 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cho công ty được tách bao gồm:

STTCông ty TNHH hai thành viên trở lênCông ty TNHH một thành viên Công ty cổ phần 
1Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệpGiấy đề nghị đăng ký doanh nghiệpGiấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
2Điều lệ công tyĐiều lệ công tyĐiều lệ công ty
3Danh sách thành viênBản sao Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệpDanh sách cổ đông
4Bản sao Giấy tờ pháp lý người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệpBản sao Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước) Bản sao Giấy tờ pháp lý người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
5Bản sao Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân/ Bản sao Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chứcGiấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.Bản sao Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân/ Bản sao Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức
6Bản sao Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.Bản sao Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
7Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.Nghị quyết, quyết định về việc tách công tyBản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
8Nghị quyết, quyết định về việc tách công tyBản sao biên bản họp Hội đồng thành viênNghị quyết, quyết định về việc tách công ty
9Bản sao biên bản họp Hội đồng thành viênBản sao biên bản họp Đại hội đồng cổ đông
  • Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đối với công ty bị tách

Trường hợp tách công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần mà công ty bị tách thay đổi vốn điều lệ, số lượng thành viên, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài tương ứng với phần vốn góp, cổ phần và số lượng thành viên, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài giảm xuống, hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp của công ty bị tách phải có các giấy tờ tương ứng quy định tại Chương VI Nghi định 01/2021/NĐ-CP. Đồng thời, cần bổ sung thêm 02 loại tài liệu sau: 

  • Nghị quyết, quyết định về việc tách công ty 
  • Bản sao biên bản họp Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc tách công ty.

Như vậy, tách công ty là một quá trình phức tạp với nhiều bước thực hiện và đòi hỏi sự tuân thủ chặt chẽ các quy định pháp luật. Việc nắm vững và thực hiện đúng các trình tự, thủ tục này có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của quá trình tách doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần chú trọng từng bước thực hiện, từ việc xây dựng phương án tách, thông qua quyết định tách, thông báo cho các bên liên quan đến hoàn tất thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Đồng thời, cần đặc biệt quan tâm đến việc bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan như chủ nợ, người lao động và cổ đông. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tư vấn chuyên môn phù hợp, doanh nghiệp có thể thực hiện thành công quá trình tách, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững trong tương lai.

————————————————

Liên hệ Luật sư tư vấn:

Luật TLA là một trong những đơn vị luật sư hàng đầu, với đội ngũ luật sư, cán bộ nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, doanh nghiệp, hôn nhân và gia đình,… Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc về pháp lý của bạn. Nếu bạn còn thắc mắc về nội dung này, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp thắc mắc.

1. Luật sư Vũ Thị Phương Thanh, Giám đốc Công ty Luật TNHH TLA, Đoàn Luật sư Hà Nội, 

email: vtpthanh@tlalaw.vn;

2. Luật sư Trần Mỹ Lê, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật TNHH TLA, Đoàn Luật sư Hà Nội; 

email: tmle@tlalaw.vnCông ty Luật TNHH TLA

Địa chỉ: Tầng 7, số 6 Dương Đình Nghệ, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

Website: https://tlalaw.com

Đinh Phương Thảo

Bài liên quan