Tổng quan các hình thức đầu tư FDI

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hợp tác quốc tế như hiện nay, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một trong những phương thức đầu tư hiệu quả. Bài viết sau đây của TLA sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phương thức đầu tư này.

FDI là gì?

FDI (Foreign direct investment) là đầu tư trực tiếp nước ngoài, chỉ việc một cá nhân hoặc doanh nghiệp từ quốc gia này đầu tư vào quốc gia khác. Điều này có thể thông qua việc thành lập một doanh nghiệp mới hoặc đầu tư vào một doanh nghiệp hiện có vốn nước ngoài.

Ví dụ, ông P đến từ Mỹ có 10 triệu đô la và muốn thành lập một công ty mới ở Việt Nam. Ông đăng ký thành lập công ty sản xuất quần áo mới trong nước. Quá trình này được gọi là FDI

Ưu và nhược điểm của FDI

  • Ưu điểm

Đầu tư trực tiếp nước ngoài diễn ra khi một nhà đầu tư thành lập hoạt động kinh doanh ở nước ngoài hoặc mua lại tài sản nước ngoài. Hiện nay, ngày càng có nhiều nhà đầu tư lựa chọn phương thức này nhờ những lợi thế như:

FDI có thể kích thích sự phát triển kinh tế của một quốc gia và tạo ra một môi trường thuận lợi hơn cho các công ty, nhà đầu tư.

– Tạo điều kiện dễ dàng cho thương mại quốc tế

– Tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn và góp phần thúc đẩy kinh tế thể hiện ở việc khi các nhà đầu tư nước ngoài xây dựng các công ty mới ở quốc gia khác.

– Các nhà đầu tư nước ngoài thường nhận được các ưu đãi về thuế cho dù hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh nào trong phạm vi quy định của pháp luật.

– Các quốc gia có vốn FDI được hưởng lợi bằng cách phát triển tất cả nguồn nhân lực của họ trong khi vẫn duy trì quyền sở hữu.

– Cơ sở vật chất và thiết bị do các nhà đầu tư nước ngoài cung cấp có thể tăng năng suất của lực lượng lao động ở nước sở tại.

  • Nhược điểm

Mặc dù có nhiều lợi ích nhưng vẫn có một số nhược điểm chính đối với FDI là:

– Các công ty FDI có thể có tiềm lực tài chính và công nghệ mạnh, khiến doanh nghiệp nội địa khó cạnh tranh.

– FDI có thể dẫn đến sự phụ thuộc quá mức vào các công ty nước ngoài

– Các công ty FDI có thể gây ra ô nhiễm, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp nặng nếu không có một hành lang pháp lý bảo vệ môi trường chặt chẽ.

Nhìn chung, việc thu hút FDI cần có chính sách quản lý phù hợp để tận dụng tối đa lợi ích và hạn chế các rủi ro có thể xảy ra.

Các loại hình đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

  • FDI theo chiều ngang

FDI theo chiều ngang là việc đầu tư ra nước ngoài trong cùng một ngành. Nói cách khác, một doanh nghiệp đầu tư vào một công ty nước ngoài sản xuất hàng hóa tương tự. Ví dụ: Nike là một công ty có trụ sở tại Hoa Kỳ, có thể mua Puma – một công ty có trụ sở tại Đức. Cả hai đều thuộc ngành công nghiệp quần áo thể thao. Vì vậy sẽ được xếp vào dạng FDI theo chiều ngang.

  • FDI theo chiều dọc

FDI theo chiều dọc là việc đầu tư được thực hiện trong chuỗi cung ứng, nhưng không trực tiếp trong cùng một ngành. Ví dụ, Hersheys là một nhà sản xuất socola của Hoa Kỳ đầu tư vào các nhà sản xuất ca cao ở Mexico. Trường hợp này được gọi là đầu tư ra nước ngoài theo chiều dọc vì đối tượng công ty đang mua là một nhà cung cấp tiềm năng trong chuỗi cung ứng.

  • FDI tập đoàn

FDI tập đoàn là việc một doanh nghiệp mua lại một doanh nghiệp không liên quan ở nước ngoài. Hình thức này ít phổ biến vì nó đòi hỏi nhà đầu tư phải vượt qua hai rào cản gia nhập: bước vào một đất nước khác và bước vào một ngành hoặc thị trường mới.

Bảng thống kê Ưu và Nhược điểm của từng hình thức FDI

Hình thức FDIƯu điểmNhược điểm
FDI chiều dọc– Tăng cường chuỗi cung ứng và kiểm soát quá trình sản xuất.– Tiềm ẩn rủi ro do phụ thuộc vào từng giai đoạn trong chuỗi cung ứng.
– Giảm chi phí sản xuất và tối ưu hóa quy trình.– Khó khăn trong việc điều chỉnh khi có biến động trong thị trường.
FDI chiều ngang– Mở rộng thị trường thông qua việc tiếp cận với nhiều thị trường mới.– Có thể dẫn đến sự cạnh tranh lớn hoặc cạnh tranh không lành mạnh với doanh nghiệp nội địa.
– Tiếp cận công nghệ và sản phẩm mới từ nước ngoài.– Rủi ro đến từ việc quản lý và giảm giá sản phẩm do cạnh tranh.
FDI tập đoàn– Tạo điều kiện cho các công ty con phát triển một cách linh hoạt và hiệu quả.– Quản lý và điều phối giữa các công ty con có thể phức tạp.
– Tiềm năng gia tăng lợi nhuận từ nhiều nguồn khác nhau.– Rủi ro cao nếu một trong các công ty con hoạt động kém hiệu quả.

—————————————————-

Liên hệ Luật sư tư vấn:
Luật TLA là một trong những đơn vị luật sư hàng đầu, với đội ngũ luật sư, cán bộ nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, doanh nghiệp, hôn nhân và gia đình,… Nếu bạn còn thắc mắc về nội dung này, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp thắc mắc.
1. Luật sư Vũ Thị Phương Thanh, Giám đốc Công ty Luật TNHH TLA, Đoàn Luật sư Hà Nội, 
email: vtpthanh@tlalaw.vn;
2. Luật sư Trần Mỹ Lê, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật TNHH TLA, Đoàn Luật sư Hà Nội; 
email: tmle@tlalaw.vn

Địa chỉ: Tầng 7, số 6 Dương Đình Nghệ, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

Website: https://tlalaw.vn/

Hotline: 0906246464

Bài liên quan