Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh vàng

Hiện nay việc kinh doanh vàng đang ngày một phổ biến với các cá nhân, tổ chức có nhu cầu kinh doanh. Tuy nhiên vàng là mặt hàng khá đặc thù và cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của nhà nước để được cấp giấy phép. Trong bài viết này, TLA sẽ cung cấp tới Quý độc giả về điều kiện, thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng.

Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng của Doanh nghiệp 

Căn cứ khoản 1 Điều 11 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định về điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng như sau:

  • Là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
  • Vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên.
  • Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mua, bán vàng từ 2 (hai) năm trở lên.
  • Số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng từ 500 (năm trăm) triệu đồng/năm trở lên trong 2 (hai) năm liên tiếp gần nhất (có xác nhận của cơ quan thuế).
  • Có mạng lưới chi nhánh, địa điểm bán hàng tại Việt Nam từ 3 (ba) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.

Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh vàng miếng đối với các tổ chức tín dụng

Theo khoản 2 Điều 11 Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng thì các tổ chức tín dụng muốn tham gia vào hoạt động kinh doanh vàng miếng cần phải thỏa mãn đầy đủ 03 điều kiện sau:

  • Có mạng lưới chi nhánh tại ít nhất 5 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
  • Có vốn điều lệ từ 3.000 tỷ đồng trở lên
  • Đăng ký kinh doanh vàng

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vàng miếng với doanh nghiệp

Theo khoản 2 Điều 1 của Thông tư 03/2017/TT-NHNN (sửa đổi Thông tư 16/2012/TT-NHNN) hướng dẫn Nghị định 24/2012/NĐ-CP, hồ sơ yêu cầu cấp giấy phép kinh doanh vàng miếng cho doanh nghiệp gồm:

  • Đơn xin cấp Giấy phép kinh doanh mua bán vàng miếng (theo mẫu tại Phụ lục 2 Thông tư 03/2017/TT-NHNN).
  • Danh sách các địa điểm dự kiến kinh doanh vàng miếng (bao gồm trụ sở chính, chi nhánh, các điểm kinh doanh).
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, kèm theo văn bản xác nhận các địa điểm kinh doanh vàng miếng đã được đăng ký hoặc thông báo tới cơ quan có thẩm quyền theo đúng quy định.
  • Xác nhận từ cơ quan thuế về số thuế đã nộp từ hoạt động kinh doanh vàng trong hai năm gần nhất.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vàng miếng với các tổ chức tín dụng

Theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư 03/2017/TT-NHNN (sửa đổi Thông tư 16/2012/TT-NHNN) hướng dẫn thực hiện Nghị định 24/2012/NĐ-CP, hồ sơ yêu cầu cấp giấy phép kinh doanh vàng miếng cho các tổ chức tín dụng bao gồm:

  • Đơn xin cấp Giấy phép kinh doanh mua bán vàng miếng (mẫu tại Phụ lục 2 Thông tư 03/2017/TT-NHNN).
  • Danh sách các địa điểm dự kiến kinh doanh vàng miếng (bao gồm trụ sở chính, chi nhánh, và các điểm kinh doanh).
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, cùng văn bản xác nhận các địa điểm kinh doanh vàng miếng đã được đăng ký hoặc thông báo với cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật.
  • Giấy xác nhận của cơ quan thuế về số thuế đã nộp từ hoạt động kinh doanh vàng trong hai năm liền trước.

Trách nhiệm của doanh nghiệp hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng

Căn cứ Điều 12 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng như sau:

  • Chỉ được phép mua, bán các loại vàng miếng quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Nghị định này.
  • Không được phép thực hiện kinh doanh vàng miếng thông qua các đại lý ủy nhiệm.
  • Chấp hành các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, lập và sử dụng hóa đơn chứng từ.
  • Niêm yết công khai tại địa điểm giao dịch về giá mua và giá bán vàng miếng.
  • Có biện pháp và trang thiết bị bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh.
  • Tuân thủ các quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

Như vậy, hiểu một cách khái quát thì khi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng cần thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ được nêu tại Điều 12 Nghị định 24/2012/NĐ-CP gồm:

– Chỉ được phép mua, bán các loại vàng miếng. Vàng miếng là vàng được dập thành miếng, có đóng chữ, số chỉ khối lượng, chất lượng và ký mã hiệu của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây được gọi là Ngân hàng Nhà nước) cho phép sản xuất hoặc vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước tổ chức sản xuất trong từng thời kỳ.

– Không được phép thực hiện kinh doanh vàng miếng thông qua các đại lý ủy nhiệm.

– Chấp hành các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, lập và sử dụng hóa đơn chứng từ.

– Niêm yết công khai tại địa điểm giao dịch về giá mua và giá bán vàng miếng.

– Có biện pháp và trang thiết bị bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh.

– Tuân thủ các quy định tại Nghị định 24/2012/NĐ-CP và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

Tổng hợp các văn bản quy định về kinh doanh vàng mới nhất 

Một trong những văn bản quan trọng nhất về quản lý hoạt động kinh doanh vàng chính là Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Nghị định này chứa nhiều nội dung tiến bộ so với Nghị định 174/1999/NĐ-CP trước đó (Văn bản trực tiếp điều chỉnh công tác quản lý thị trường vàng). 

Bên cạnh Nghị định 24/2012/NĐ-CP, còn có một số văn bản quy định khác liên quan đến kinh doanh vàng như sau:

  • Thông tư 24/2022/TT-NHNN sửa đổi các thông tư về thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý ngoại hối.
  • Thông tư 15/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 16/2012/TT-NHNN.
  • Thông tư 29/2019/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 16/2012/TT-NHNN.
  • Thông tư 03/2017/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 16/2012/TT-NHNN.
  • Thông tư 38/2015/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 16/2012/TT-NHNN.
  • Thông tư 11/2014/TT-NHNN quy định việc mang vàng của cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh.
  • Quyết định 08/2014/QĐ-TTg về việc miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với vàng nguyên liệu xuất khẩu, nhập khẩu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
  • Quyết định 1623/QĐ-NHNN năm 2012 về việc tổ chức và quản lý sản xuất vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
  • Thông tư 16/2012/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.

Với bài viết trên, TLA đã cung cấp cho bạn những thông tin tổng quan về điều kiện, thủ tục để được cấp giấy phép kinh doanh, mua bán vàng. Nếu bạn còn thắc mắc gì liên quan, hãy liên hệ với Công ty Luật TNHH TLA để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

——————————————————

Liên hệ Luật sư tư vấn:
Luật TLA là một trong những đơn vị luật sư hàng đầu, với đội ngũ luật sư, cán bộ nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, doanh nghiệp, hôn nhân và gia đình,… Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc về pháp lý của bạn. Nếu bạn còn thắc mắc về nội dung này, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp thắc mắc.
1. Luật sư Vũ Thị Phương Thanh, Giám đốc Công ty Luật TNHH TLA, Đoàn Luật sư Hà Nội, 
email: vtpthanh@tlalaw.vn;
2. Luật sư Trần Mỹ Lê, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật TNHH TLA, Đoàn Luật sư Hà Nội; 
email: tmle@tlalaw.vn

Địa chỉ: Tầng 7, số 06 Dương Đình Nghệ, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

Website: https://tlalaw.vn/

Hotline: 0906246464

ĐHMy

Bài liên quan