Thông tư 58/2024/TT-NHNN hướng dẫn xử lý tiền giả của Ngân hàng nhà nước

Tình trạng quảng cáo, tiếp thị, rao bán hoặc sử dụng tiền giả hiện đang diễn ra phổ biến trong đời sống xã hội. Trong hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam trước đây đã có nhiều quy định về tiền giả trong đó nổi bật là Luật Ngân hàng nhà nước 2010. Mới đây, vào ngày 31/12/2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 58/2024/TT-NHNN hướng dẫn về xử lý tiền giả, tiền nghi giả trong ngành ngân hàng ngày 31/12/2024. Thông tư 58/2024/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 14/02/2025.

1. Tiền giả là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Ngân hàng nhà nước 2010, Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất phát hành tiền giấy, tiền kim loại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện phát hành tiền vào lưu thông và thu tiền từ lưu thông về thông qua hoạt động thu, chi tiền mặt và các hoạt động nghiệp vụ khác của Ngân hàng Nhà nước.

Như vậy, có thể hiểu tiền giả là loại tiền được làm ra giống với tiền thật nhưng không phải do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam in, đúc, phát hành. Đồng thời, tại Điều 23 Luật này cũng nêu rõ, các hành vi như làm tiền giả; vận chuyển, tàng trữ, lưu thông… tiền giả đều bị pháp luật nghiêm cấm thực hiện.

    2. Các điểm mới của Thông tư 58/2024/TT-NHNN Hướng dẫn về xử lý tiền giả, tiền nghi giả trong ngành ngân hàng

    Thông tư đã bổ sung và cập nhật những điểm mới đáng chú ý góp phần tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ hơn để xử lý tiền giả, tiền nghi giả trong ngành ngân hàng. Theo đó, khi phát hiện đồng tiền có dấu hiệu nghi giả, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở giao dịch, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối chiếu với đặc điểm bảo an trên tiền thật (hoặc tiền mẫu) cùng loại hoặc thông báo về đặc điểm và cách nhận biết tiền Việt Nam của Ngân hàng Nhà nước đã công bố, đối chiếu với thông báo về đặc điểm nhận biết tiền giả của Ngân hàng Nhà nước hoặc Bộ Công an.

    Trường hợp khẳng định là loại tiền giả đã được Ngân hàng Nhà nước hoặc Bộ Công an thông báo bằng văn bản, đơn vị phải thực hiện thu giữ, lập biên bản theo mẫu quy định về phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam, đóng dấu và bấm lỗ tiền giả. Việc đóng dấu, bấm lỗ tiền giả thực hiện theo quy định.

    Trường hợp xác định là tiền giả loại mới phải thực hiện thu giữ và lập biên bản theo mẫu nhưng không đóng dấu, bấm lỗ tiền giả.

    Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thông báo kịp thời cho cơ quan công an nơi gần nhất để phối hợp, xử lý khi phát hiện các trường hợp sau:

    –  Có dấu hiệu nghi vấn tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả.

    – Tiền giả loại mới.

    – Có 5 tờ tiền giả (hoặc 5 miếng tiền kim loại giả) hoặc nhiều hơn trong một giao dịch.

    – Khách hàng không chấp hành việc lập biên bản, thu giữ tiền giả.

    Cũng theo Thông tư số 58, trong giao dịch tiền mặt với khách hàng, khi phát hiện đồng tiền có dấu hiệu nghi giả, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở giao dịch, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tạm giữ và lập biên bản theo mẫu.

    Theo Ngân hàng Nhà nước, thông tư được ban hành nhằm hướng dẫn các nội dung liên quan đến xử lý tiền giả, tiền nghi giả trong ngành ngân hàng, tạo cơ sở pháp lý cho hệ thống ngân hàng, các tổ chức, cá nhân có liên quan trong phát hiện và xử lý tiền giả, tiền nghi giả. Trước tình hình tiền giả ngày một khó phát hiện và diễn biến phức tạp, việc bổ sung thông tư mới rất quan trọng và kịp thời.

    3. Làm tiền giả bị xử phạt như thế nào?

    Làm tiền giả là hành vi in, vẽ, photo hoặc tạo ra các tờ tiền giống tiền thật để đưa vào lưu thông, mua bán, và bị pháp luật nghiêm cấm. Người thực hiện hành vi này có thể bị xử lý hình sự theo Điều 207 Bộ luật Hình sự 2015.

    Hình phạt chính:

    Khung 1: 03 – 07 năm, khung 2: Phạt tù từ 05 – 12 năm nếu số tiền giả có giá trị từ 05 – dưới 50 triệu đồng, Khung 3: Phạt tù từ 10 – 20 năm hoặc tù chung thân nếu số tiền giả từ 50 triệu đồng trở lên.
    Hình phạt bổ sung:

    Phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
    Chuẩn bị phạm tội: Theo khoản 4 Điều 1 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017), người chuẩn bị phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 – 03 năm.

    Nếu bạn còn thắc mắc gì, hãy liên hệ với Công ty Luật TNHH TLA để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời

    —————————————————-

    Liên hệ Luật sư tư vấn:
    Luật TLA là một trong những đơn vị luật sư hàng đầu, với đội ngũ luật sư, cán bộ nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, doanh nghiệp, hôn nhân và gia đình,… Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc về pháp lý của bạn. Nếu bạn còn thắc mắc về nội dung này, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp thắc mắc.

    1. Luật sư Vũ Thị Phương Thanh, Giám đốc Công ty Luật TNHH TLA, Đoàn Luật sư Hà Nội,
      email: vtpthanh@tlalaw.vn;
    2. Luật sư Trần Mỹ Lê, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật TNHH TLA, Đoàn Luật sư Hà Nội;
      email: tmle@tlalaw.vn

    Địa chỉ: Tầng 7, số 06 Dương Đình Nghệ, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
    Website: https://tlalaw.vn/
    Hotline: 0906246464

    Đoàn Huyền My

    Bài liên quan