Thế nào là hợp đồng điện tử trên website thương mại điện tử?

Trong kỷ nguyên số, thương mại điện tử đã trở thành xu thế không thể thiếu của nền kinh tế hiện đại. Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ và internet, việc giao kết hợp đồng trực tuyến đang dần trở nên phổ biến và quan trọng nhất là khi việc mua bán trên sàn thương mại điện tử đang ngày càng trở nên thông dụng.

1. Khái niệm về Hợp đồng điện tử trên website thương mại điện tử

  • Về khái niệm hợp đồng điện tử, theo khoản 1 Điều 34 Luật Giao dịch điện tử 2023 quy định: “Hợp đồng điện tử được giao kết hoặc thực hiện từ sự tương tác giữa một hệ thống thông tin tự động với người hoặc giữa các hệ thống thông tin tự động với nhau không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì không có sự kiểm tra hay can thiệp của con người vào từng hành động cụ thể do các hệ thống thông tin tự động thực hiện hay vào hợp đồng.
  • Từ khái niệm về hợp đồng điện tử, có thể suy ra khái niệm về hợp đồng điện tử trên website thương mại điện tử là hợp đồng điện tử được thiết lập, ký kết, xác nhận và thực hiện hoàn toàn hoặc một phần bằng phương tiện điện tử, thông qua hệ thống thông tin của các bên trên website thương mại điện tử.

2. Quy trình giao kết hợp đồng điện tử trên website thương mại điện tử

  • Lời mời đề nghị giao kết hợp đồng: Theo điều 15 Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử: “Nếu một website TMDT có chức năng đặt hàng trực tuyến áp dụng cho từng hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể được giới thiệu trên website đó, thì các thông tin giới thiệu về hàng hóa, dịch vụ và các điều khoản liên quan được coi là thông báo mời đề nghị giao kết hợp đồng của thương nhân, tổ chức, cá nhân bán hàng theo quy định tại Điều 12 Nghị định này”.
    Theo đó, việc một website TMDT bán hàng đưa ra bài viết về giới thiệu về thông tin một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó của công ty. kèm với đó là những điều khoản về việc giao nhận, mua hàng hóa dịch vụ hàng nói trên thì sẽ được coi là lời thông báo mời đề nghị giao kết.

  • Đề nghị giao kết hợp đồng: Điều 17 Nghị định 52/2013/NĐ-CP nêu rõ:“Chứng từ điện tử do khách hàng khởi tạo và gửi đi bằng cách sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến được coi là đề nghị giao kết hợp đồng của khách hàng đối với hàng hóa, dịch vụ gắn kèm chức năng đặt hàng trực tuyến đó”.
    Theo đó, việc khách hàng lựa chọn sản phẩm như kích cỡ, phân loại,… và tiến hành các bước như thêm thông tin địa chỉ, phương thức thanh toán trên website thương mại điện tử có thể được coi là một đề nghị thanh toán

  • Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng: Theo Điều 21 Nghị định 52/2013/NĐ-CP: “Trong giao kết hợp đồng điện tử qua website có chức năng đặt hàng trực tuyến, thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm khách hàng nhận được trả lời của thương nhân, tổ chức, cá nhân bán hàng chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng”
    Theo đó, việc đề nghị giao kết hợp đồng được coi là chấp nhận khi bên khách hàng nhận được trả lời của bên bán, ví dụ như email xác nhận thông tin đặt hàng.

3. Chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng điện tử trên website thương mại điện tử

Các điều khoản chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng theo quy định tại Điều 20 của Nghị định 52/2013/NĐ-CP

“1. Trường hợp thương nhân, tổ chức, cá nhân bán hàng có công bố thời hạn trả lời đề nghị giao kết hợp đồng, nếu hết thời hạn này mà khách hàng vẫn không được trả lời thì đề nghị giao kết hợp đồng của khách hàng chấm dứt hiệu lực. Việc trả lời chấp nhận sau thời hạn này được coi là một đề nghị giao kết hợp đồng khác từ phía thương nhân, tổ chức, cá nhân bán hàng.

2. Trường hợp thương nhân, tổ chức, cá nhân bán hàng không công bố rõ thời hạn trả lời đề nghị giao kết hợp đồng, nếu trong vòng 12 (mười hai) giờ kể từ khi gửi đề nghị giao kết hợp đồng, khách hàng không nhận được trả lời đề nghị giao kết hợp đồng thì đề nghị giao kết hợp đồng của khách hàng được coi là chấm dứt hiệu lực.”

Theo đó, đề nghị giao kết hợp đồng sẽ chấm dứt hiệu lực nếu bên bán không phản hồi trong thời hạn đã công bố hoặc trong vòng 12 giờ. Bất kỳ trả lời chấp nhận nào sau thời hạn này sẽ được coi là một đề nghị giao kết hợp đồng mới, nhằm đảm bảo tính minh bạch và rõ ràng trong quá trình giao dịch.

Liên hệ Luật sư tư vấn:
Luật TLA là một trong những đơn vị luật sư hàng đầu, với đội ngũ luật sư, cán bộ nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, doanh nghiệp, hôn nhân và gia đình,… Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc về pháp lý của bạn. Nếu bạn còn thắc mắc về nội dung này, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp thắc mắc.
1. Luật sư Vũ Thị Phương Thanh, Giám đốc Công ty Luật TNHH TLA, Đoàn Luật sư Hà Nội, 
email: vtpthanh@tlalaw.vn;
2. Luật sư Trần Mỹ Lê, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật TNHH TLA, Đoàn Luật sư Hà Nội; 
email: tmle@tlalaw.vn

Địa chỉ: Tầng 7, số 06 Dương Đình Nghệ, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Website: https://tlalaw.vn/
Hotline: 0906246464

Nguyễn Hương Huyền

Bài liên quan