Quy định về hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC)

Hiện nay, Việt Nam có nhiều loại hình đầu tư, trong đó hình thức hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC) được coi là linh hoạt và hiệu quả, được pháp luật đầu tư của nhiều quốc gia công nhận. Bài viết dưới đây của Công ty Luật TNHH TLA sẽ giúp bạn nắm vững các thông tin hữu ích về hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC).

Khái niệm hợp đồng hợp tác kinh doanh

Theo quy định tại khoản 14, 18, 19 và 20 Điều 3 Luật Đầu tư 2020:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ
… (14) Hợp đồng hợp tác kinh doanh (gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, chia sẻ lợi nhuận và sản phẩm theo quy định pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế… (18) Nhà đầu tư là tổ chức hoặc cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, bao gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. (19) Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài hoặc tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài tiến hành đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. (20) Nhà đầu tư trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam hoặc tổ chức kinh tế không có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông…

Như vậy, pháp luật cho phép các tổ chức và cá nhân hợp tác thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC (hợp đồng hợp tác kinh doanh) là gì?

Hợp đồng BCC (Business Cooperation Contract) hay hợp đồng hợp tác kinh doanh là thỏa thuận được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài; hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.

Trường hợp hợp đồng BCC có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài, cần thực hiện thủ tục đăng ký và cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho hợp đồng này.

Hoạt động đầu tư theo hợp đồng BCC được thiết lập dựa trên thỏa thuận giữa các bên, trong đó xác định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh mà không cần thành lập tổ chức kinh tế. Quyền và nghĩa vụ của các bên được thực hiện thông qua hợp đồng mà không ràng buộc về mặt tổ chức.

Điều 27 Luật Đầu tư 2020 quy định như sau:

  1. Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
  2. Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 38 của Luật này.
  3. Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận.”
    Theo đó, đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC được thực hiện theo quy định trên.

Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC (hợp đồng hợp tác kinh doanh) phải thuộc trường hợp nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Luật Đầu tư 2020 về thực hiện hoạt động đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài quy định như sau:

1. Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC nếu tổ chức kinh tế đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;

b) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;

c) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

2. Tổ chức kinh tế không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này thực hiện điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư trong nước khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

3. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã được thành lập tại Việt Nam nếu có dự án đầu tư mới thì làm thủ tục thực hiện dự án đầu tư đó mà không nhất thiết phải thành lập tổ chức kinh tế mới.

4. Chính phủ quy định chi tiết về trình tự, thủ tục đầu tư thành lập tổ chức kinh tế và về thực hiện hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.”

Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC (hợp đồng hợp tác kinh doanh) phải thuộc một trong các trường hợp như quy định trên thì mới được phép đầu tư theo hình thức này.

Hợp đồng BCC là hợp đồng hợp tác kinh doanh, là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế… Tùy thuộc vào chủ thể của hợp đồng mà pháp luật điều chỉnh đối với hợp đồng sẽ khác nhau. Cụ thể:

  • Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
  • Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận

Trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, các bên tham gia hợp đồng được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

Nội dung chủ yếu của hợp đồng BCC

  • Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ nơi thực hiện dự án;
  • Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;
  • Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;
  • Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;
  • Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;
  • Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.
  • Ngoài các nội dung trên các bên tham gia có quyền thỏa thuận những nội dung khác không trái với quy định của pháp luật.

Với bài viết trên, TLA đã cung cấp cho bạn những thông tin tổng quan về Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC). Nếu bạn còn thắc mắc gì liên quan, hãy liên hệ với Công ty Luật TNHH TLA để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

——————————————————

Liên hệ Luật sư tư vấn:
Luật TLA là một trong những đơn vị luật sư hàng đầu, với đội ngũ luật sư, cán bộ nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, doanh nghiệp, hôn nhân và gia đình,… Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc về pháp lý của bạn. Nếu bạn còn thắc mắc về nội dung này, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp thắc mắc.
1. Luật sư Vũ Thị Phương Thanh, Giám đốc Công ty Luật TNHH TLA, Đoàn Luật sư Hà Nội, 
email: vtpthanh@tlalaw.vn;
2. Luật sư Trần Mỹ Lê, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật TNHH TLA, Đoàn Luật sư Hà Nội; 
email: tmle@tlalaw.vn

Địa chỉ: Tầng 7, số 06 Dương Đình Nghệ, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

Website: https://tlalaw.vn/

Hotline: 0906246464

ĐHMy

Bài liên quan