Người nước ngoài lao động ở Việt Nam cần những giấy tờ gì?

Việt Nam ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn cho người lao động nước ngoài. Song, người nước ngoài muốn làm việc hợp pháp tại Việt Nam cần tuân thủ nhiều quy định pháp luật

1. Giấy phép lao động cho người nước ngoài (Work Permit)

Quy định về giấy phép lao động

Người nước ngoài có nhu cầu làm việc tại Việt Nam phải có giấy phép lao động (GPLĐ), trừ trường hợp thuộc danh mục miễn GPLĐ.

Việc sở hữu GPLĐ là cơ sở quan trọng cho người lao động khi phát sinh tranh chấp với NSDLĐ.

Điều kiện cấp GPLĐ với người nước ngoài

Người lao động nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Có năng lực chuyên môn phù hợp với vị trí đảm nhận.
  • Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản về nhu cầu SDLĐ nước ngoài.

1.3. Thủ tục xin GPLĐ

Bước 1: Xin chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài

Doanh nghiệp gửi hồ sơ xin chấp thuận nhu cầu lao động tới BLĐTB & XH hoặc UBND tỉnh/thành phố.

Hồ sơ xin chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động người nước ngoài bao gồm:

  • Bản sao có công chứng giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài theo mẫu số 01/PLI (nếu xin lần đầu);
  • Bản báo cáo giải trình về việc thay đổi nhu cầu SDLĐ nước ngoài theo mẫu số 02/PLI (nếu đã được cấp văn bản chấp thuận còn thời hạn)

Bước 2: Nộp hồ sơ xin giấy phép lao động

Thời hạn nộp hồ sơ:

NSDLĐ phải nộp hồ sơ tại Bộ hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (Sở LĐTB&XH) ít nhất 15 ngày làm việc trước ngày dự kiến NLĐ bắt đầu làm việc tại Việt Nam.

Thời gian xử lý: Trong 5 ngày kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan thẩm quyền sẽ cấp GPLĐ hoặc thông báo bổ sung, chỉnh sửa.

Về hồ sơ, người sử dụng lao động chuẩn bị:
  • Đơn đề nghị cấp giấy phép lao động (theo mẫu 11/PLI).
  • Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động (bản gốc, từ Bước 1).
Người lao động nước ngoài chuẩn bị:
  • Bản sao hộ chiếu có chứng thực.
  • 2 ảnh màu 4x6cm, nền trắng.
  • Giấy khám sức khỏe (cấp tại Việt Nam hoặc nước ngoài, theo quy định Bộ Y tế).
  • Phiếu lý lịch tư pháp (cấp tại Việt Nam hoặc nước ngoài).
  • Văn bản chứng minh vị trí công việc (quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, hoặc lao động kỹ thuật).
  • Các tài liệu như lý lịch tư pháp, giấy khám sức khỏe, chứng minh kinh nghiệm, bằng cấp… phải được dịch thuật và hợp pháp hóa lãnh sự.

GPLĐ có thời hạn tối đa 2 năm và chỉ được gia hạn 1 lần, thêm tối đa 2 năm. Khi hết thời gian gia hạn, NLĐ muốn tiếp tục làm việc phải xin cấp mới GPLĐ.

2. Thẻ tạm trú, thẻ thường trú cho người nước ngoài

Theo quy định của pháp luật hiện hành, người nước ngoài sinh sống hợp pháp tại Việt Nam là thẻ tạm trú, thẻ thường trú phụ thuộc vào các điều kiện, trường hợp nhất định

Thẻ tạm trú

  • Cấp cho người nước ngoài có giấy phép lao động hợp lệ hoặc thuộc diện miễn GPLĐ.
  • Được cấp bởi cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an hoặc cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Ngoại giao
  • Nhằm cho phép người nước ngoài cư trú có thời hạn, dễ dàng xuất nhập cảnh vào Việt Nam
  • Thời hạn thẻ tạm trú thường tương ứng với thời gian hiệu lực của GPLĐ hoặc giấy miễn giấy phép lao động.

Người sử dụng lao động nộp bộ hồ sơ xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an hoặc Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố theo quy định.

Thẻ thường trú

  • Được cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cấp cho người nước ngoài.
  • Thẻ này cho phép NLĐ nước ngoài cư trú không thời hạn tại Việt Nam và miễn thủ tục xin thị thực khi xuất, nhập cảnh.
  • NLĐ nước ngoài nếu có kế hoạch sinh sống và làm việc lâu dài tại Việt Nam có thể được xem xét cấp thẻ thường trú thay thế cho thẻ tạm trú.
  • Để được cấp thẻ thường trú, NLĐ cần đáp ứng các điều kiện quy định trong Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Điều kiện xin cấp thẻ thường trú:

Người lao động nước ngoài có thể được cấp thẻ thường trú nếu đáp ứng một trong các điều kiện sau:

  • Kết hôn hoặc bảo lãnh: Kết hôn với công dân Việt Nam hoặc được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam bảo lãnh, và đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ 3 năm trở lên.
  • Chuyên gia, nhà khoa học: Là chuyên gia hoặc nhà khoa học được Bộ trưởng hoặc lãnh đạo cơ quan ngang bộ đề nghị cấp thẻ thường trú.
  • Người không quốc tịch: Đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ năm 2000 trở về trước, có chỗ ở hợp pháp và thu nhập ổn định.

3. Hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam
Để bảo vệ quyền lợi của người nước ngoài, người lao động và người sử dụng lao động phải ký hợp đồng lao động liên quan đến tiền lương và điều kiện làm việc. Nội dung hợp đồng phải tương đương với giấy phép lao động và không vượt quá thời hạn của giấy phép.

Điều kiện làm việc:
Đối tượng: Người nước ngoài, đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự.
Có trình độ chuyên môn, tay nghề, kinh nghiệm, và sức khỏe theo quy định.
Không chấp hành hình phạt hoặc đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Có giấy phép lao động (trừ trường hợp theo Điều 154).
HĐLĐ: Thời hạn hợp đồng không vượt quá giấy phép lao động, có thể ký nhiều hợp đồng xác định thời hạn.
Người lao động nước ngoài tuân theo pháp luật lao động Việt Nam và được bảo vệ, trừ điều ước quốc tế khác.

Căn cứ khoản 3 Điều 11 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, Trình tự cấp giấy phép lao động được quy định như sau:

3. Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị định này, sau khi người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động thì người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam trước ngày dự kiến làm việc cho người sử dụng lao động.

Người sử dụng lao động phải gửi hợp đồng lao động đã ký kết theo yêu cầu tới cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép lao động đó. Hợp đồng lao động là bản gốc hoặc bản sao có chứng thực.

Theo đó, sau khi giao kết hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, công ty có trách nhiệm gửi hợp đồng lao động đã ký kết theo yêu cầu tới cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép lao động đó.

HĐLĐ ký kết với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có thể là bản gốc hoặc bản sao có chứng thực.

Ngoài ra, người nước ngoài lao động ở Việt Nam nếu người nước ngoài có nhu cầu lái xe ở Việt Nam hoặc đã được cấp GPLX ở quốc gia còn thời hạn sử dụng thì còn cần thực hiện thủ tục thay đổi GPLX tương đương tại Việt Nam

Với bài viết trên, TLA đã cung cấp cho bạn những thông tin tổng quan về Các giấy tờ cần thiết với người nước ngoài tại Việt Nam. Nếu bạn còn thắc mắc gì liên quan, hãy liên hệ với Công ty Luật TNHH TLA để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

————————

Liên hệ Luật sư tư vấn:
Luật TLA là một trong những đơn vị luật sư hàng đầu, với đội ngũ luật sư, cán bộ nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, doanh nghiệp, hôn nhân và gia đình,… Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc về pháp lý của bạn. Nếu bạn còn thắc mắc về nội dung này, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp thắc mắc.
1. Luật sư Vũ Thị Phương Thanh, Giám đốc Công ty Luật TNHH TLA, Đoàn Luật sư Hà Nội, 
email: vtpthanh@tlalaw.vn;
2. Luật sư Trần Mỹ Lê, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật TNHH TLA, Đoàn Luật sư Hà Nội; 
email: tmle@tlalaw.vn

Địa chỉ: Tầng 7, số 06 Dương Đình Nghệ, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

Website: https://tlalaw.vn/

Hotline: 0906246464

ĐHMy

Bài liên quan