Hợp đồng tương lai

Trong bối cảnh hiện nay, thế giới đã và đang chứng kiến làn sóng chuyển mình mạnh mẽ của nhiều quốc gia khi tham gia vào quá trình toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa trong thời đại mới mở ra những cơ hội to lớn cho các quốc gia, làm cho quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế trở thành xu hướng tất yếu. Hợp đồng tương lai cũng như những dạng hợp đồng truyền thống, đều được thiết lập nhằm đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi vật phẩm của con người. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, đất nước ta đang thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chế định hợp đồng ngày càng được chú trọng trong quá trình xây dựng pháp luật và xác lập, giao kết của các tổ chức, cá nhân. Vì vậy hợp đồng tương lai ra đời với mong muốn giảm thiểu rủi ro về giá hàng hóa mà mình muốn bản hoặc muốn mua trong tương lai. Hợp đồng tương lai là công cụ tài chính phải sinh vì nó được thiết lập trên cơ sở các hàng hóa cơ sở hoặc các công cụ tài chính khác.

1. Khái niệm hợp đồng tương lai

Hợp đồng tương lai là loại hình giao dịch rất phổ biến tại các quốc gia khác trên thế giới đặc biệt là các quốc gia phát triển như Mỹ, Anh, Nhật Bản, Singapore, Hin Quốc. Tuy nhiên ở Việt Nam cụm từ “hợp đồng tương lai” dường như còn khá mới mê. Cho đến nay trong hệ thống pháp luật Việt Nam số lượng văn bản pháp luật quy định cụ thể, chi tiết về vấn đề này vẫn còn khá ít ỏi. Các quy định về hợp đồng tương lai trong Luật Thương mại năm 2005 và Luật Chứng khoán năm 2019 vẫn còn khá mơ hồ. 

Theo khoản 12 Điều 4 Luật chứng khoán 2019:

“Hợp đồng tương lai là loại chứng khoán phái sinh niêm yết, xác nhận cam kết giữa các bên để thực hiện một trong các giao dịch sau đây:

a) Mua hoặc bản số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá đã được xác định vào ngày đã xác định trong tương lai         

b) Thanh toán khoản chênh lệch giữa giá trị tài sản cơ sở đã được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng và giá trị tài sản cơ sở vào ngày đã xác định trong tương lai.”

Từ đó có thể hiểu rằng hợp đồng tương lai là sự thỏa thuận giữa hai bên về việc mua bản và giao nhận một loại hàng hỏa tại một thời điểm nhất định trong tương lai, với một mức giả được xác định trước ở thời điểm ký kết hợp đồng. Các bên trong hợp đồng phải thực hiện nghĩa vụ ký quỹ và giao kết trên cơ sở các điều khoản đã được tiêu chuẩn hóa bởi Sở giao dịch.

2. Đặc điểm của hợp đồng tương lai

Hợp đồng tương lai, với bản chất là một loại hợp đồng – tức là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyển nghĩa vụ – do đó hợp đồng tương lai trước hết mang những đặc điểm tương đồng với các loại hợp đồng khác trong giao lưu dân sự và thương mại. Cụ thể: Hợp đồng tương lai được hình thành trên cơ sở sự thống nhất ý chị giữa các bên trong việc xác lập quyền và nghĩa vụ, Chủ thể giao kết hợp đồng phải đáp ứng điều kiện về năng lực pháp luật, năng lực hành vi, Mục đích và nội dung của hợp đồng tương lai không vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội… Mặt khác, hợp đồng tương lai – với tư cách là một hình thức của công cụ tài chính phải sinh – cũng mang một số dấu hiệu đặc thù nhằm phân biệt với các loại hợp đồng khác như sau:

2.1. Chủ thể giao kết hợp đồng tương lai

Như đã nêu trên, hợp đồng tương lai là sự thỏa thuận giữa các bên về việc mua, bản và giao nhận một loại tài sản tại một ngày nhất định trong tương lai với một mức giá được xác định trước ở hiện tại. Do đó, chủ thể của hợp đồng tương lai trước hết chính là người mua và người bán – tức là các cá nhân hoặc pháp nhân có quyền và nghĩa vụ phát sinh trực tiếp từ việc giao kết hợp đồng. Hầu hết các quốc gia đều không bắt buộc người mua và người bán phải là thương nhân, song vẫn đặt ra các điều kiện về năng lực pháp luật và năng lực hành vi của chủ thể. Khi chủ thể tham gia vào 1 bên của hợp đồng họ được cho là đang nắm giữ một vị thế mua hoặc bán. Bên mua của hợp đồng được gọi là bên giữ thế trường vị (long position), ngược lại bên bán của hợp đồng được gọi là bên giữ thể đoản vị (short position).

2.2. Đối tượng của hợp đồng tương lai

Đối tượng của hợp đồng tương lai là các hàng hóa cơ sở (underlying asset). Theo quan điểm của học giả phương Tây, có thể chia các hàng hóa cơ sở này thành hai nhóm chính: Một là các tài sản vật lý (như gạo, cà phê, đậu tương, kim loại quý, dầu thô…), hai là các công cụ tài chính (như chỉ số cổ phiếu tỷ giá tiền tệ, lãi suất). Thông thường, hợp đồng tương lai mua bán các tài sản vật lý đều diễn ra sự chuyển giao vật chất vào ngày đáo hạn, còn các hợp đồng tương lai công cụ tài chính lại được thanh toán bằng tiền và không diễn ra sự chuyển giao tài sản giữa các chủ thể. Một hợp đồng tương lai sau khi được thiết lập cũng có thể trở thành hàng hóa, được mua đi bán lại tại các sở giao dịch. Mức giá của hợp đồng sẽ phụ thuộc vào giá cả của hàng hóa cơ sở. Đây cũng chính là lí do hợp đồng tương lai được coi là một hình thức của công cụ tài chính phái sinh.

Điểm khác biệt giữa đối tượng của hợp đồng tương lai với đối tượng của các loại hợp đồng khác trong giao dịch dân sự và thương mại khác là ở chỗ, đối tượng của hợp đồng tương lai trước khi trở thành hàng hóa được giao dịch đều phải trải qua thủ tục tiêu chuẩn hóa về số lượng và chất lượng. Về mặt lý thuyết, việc tiêu chuẩn hóa nhằm đảm bảo rằng hàng hóa được sản xuất trong một ngành cụ thể có chất lượng đồng nhất với các sản phẩm tương đương khác trong cùng ngành Song về mặt thực tiễn, việc tiêu chuẩn hóa lại hướng đến mục tiêu gia tăng tính thanh khoản, khi tất cả mọi chủ thể đều tập trung vào một số sản phẩm đã được tiêu chuẩn hóa

2.3. Nội dung của hợp đồng tương lai

Nội dung của hợp đồng tương lai chính là tổng hợp các điều khoản mà các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng đã thoả thuận, qua đó xác định được quyền và nghĩa vụ của các bên. Tuy nhiên, không giống như các hợp đồng khác trong giao lưu dân sự và thương mại, nội dung của hợp đồng tương lai bao gồm các điều khoản đã được tiêu chuẩn hóa. Theo mẫu hợp đồng tương lai của Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam, một hợp đồng tương lai mẫu sẽ bao gồm các điều khoản như:

– Điều khoản về tên hợp đồng: Tên của một hợp đồng tương lai phải phản ánh bản chất của hợp đồng, từ đó nhằm phân biệt với các hợp đồng khác. Đồng thời, đối tượng giao dịch của hợp đồng cũng thường được đề cập ngay trong tên hợp đồng.

– Điều khoản về tài sản cơ sở: Các hàng hoá cơ sở sau khi trải qua quá trình tiêu chuẩn hoá và phê duyệt sẽ được gọi với tên gọi riêng. Tên gọi của tài sản cơ sở phải đáp ứng các tiêu chí như ngắn gọn, tường minh, dễ phân biệt và nhận diện.

– Điều khoản về chất lượng hàng: Điều khoản về chất lượng hàng phải được quy định rất chặt chẽ để đảm bảo quyền lợi của bên mua và sở giao dịch. Khi giao kết hợp đồng, người bán phải đảm bảo tiêu chuẩn về chất lượng hàng mà sở giao dịch đã đặt ra. Trong trường hợp người bán giao hàng hoá không bảo đảm các tiêu chuẩn về chất lượng, bên mua có quyền căn cứ vào điều khoản về chất lượng hàng hoá để từ chối thực hiện nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán.

– Điều khoản về quy mô hợp đồng: Là điều khoản quy định về số lượng hàng hoá cơ sở được giao dịch trong một hợp đồng tương lai.  

– Điều khoản về giá: Giá cả được đề cập trong hợp đồng tương lai chính là mức giá ấn định trước của hàng hoá cơ sở. 

– Điều khoản về biên độ giao động giá: Biên độ giao động giá chính là giới hạn cao nhất và thấp nhất mà giá của hợp đồng tương lai được phép biến động trong một phiên giao dịch. Các giới hạn này được áp dụng để bảo vệ lợi ích của các chủ thể trước sự thao túng và biến động của thị trường.

– Điều khoản về thời gian giao hàng: Thời gian giao hàng được quyết định bởi sở giao dịch hợp đồng tương lai và sẽ thay đổi theo từng hợp đồng.

– Điều khoản về địa điểm giao hàng: Việc giao hàng được diễn ra trực tiếp và cần phải có một địa điểm cụ thể để tiến hành giao hàng.

– Điều khoản về thanh toán: Hầu hết hợp đồng tương lai đều được thanh toán bằng hình thức chuyển khoản.

– Điều kiện về đặt cọc: Để đảm bảo rằng các quyền và nghĩa vụ sẽ được thực hiện, hầu hết các quốc gia đều yêu cầu chủ thể giao kết hợp đồng tương lai phải thực hiện đặt cọc. Hai dạng đặt cọc phổ biến là: đặt cọc ban đầu và đặt cọc duy trì. Số tiền đặt cọc ban đầu tối thiểu do sàn giao dịch quy định và thay đổi tuỳ thuộc vào loại hàng hoá, giá giao dịch của hàng hoá và biên độ mà giá đó có thể thay đổi.

2.4. Hình thức của hợp đồng tương lai

Một trong các đặc thù của hợp đồng tương lai là có thể trở thành hàng hóa được mua đi bán lại nhiều lần. Điều này có nghĩa rằng, sau khi được thiết lập, hợp đồng tương lai có thể có sự thay đổi liên tục về chủ thể. Để đảm bảo tính an toàn cho các giao dịch, đồng thời hạn chế tối đa tình trạng “tam sao thất bản” hay các bất đồng trong ngôn ngữ và cách hiểu, hợp đồng tương lai phải được thể hiện dưới dạng hình thức vật chất là văn bản. Khi hợp đồng được giao kết bằng văn bản các chủ thể và bên thứ ba đều biết chính xác những quyền và nghĩa vụ đã thỏa thuận trước đó. Khi có bất cứ mâu thuẫn nào phát sinh, hợp đồng sẽ là căn cứ duy nhất để các bên kiểm tra và đối chiếu. Mặt khác, các điều khoản của hợp đồng tương lai phải trải qua quy trình tiêu chuẩn hóa bởi sở giao dịch. Do đó, việc thể hiện bằng hình thức văn bản cũng đảm bảo cho cơ quan nhà nước thể hiện ý chí của mình một cách rõ ràng và dễ hiểu nhất cho các chủ thể giao kết hợp đồng.       

Liên hệ Luật sư tư vấn:

Luật TLA là một trong những đơn vị luật sư hàng đầu, với đội ngũ luật sư, cán bộ nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, doanh nghiệp, hôn nhân và gia đình,… Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc về pháp lý của bạn. Nếu bạn còn thắc mắc về nội dung này, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp thắc mắc.

1. Luật sư Vũ Thị Phương Thanh, Giám đốc Công ty Luật TNHH TLA, Đoàn Luật sư Hà Nội, email: vtpthanh@tlalaw.vn;

2. Luật sư Trần Mỹ Lê, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật TNHH TLA, Đoàn Luật sư Hà Nội; email: tmle@tlalaw.vn

_Nguyễn Anh Phương

    

Bài liên quan