Chấm dứt HĐLĐ với người lao động nước ngoài

Trong xu hướng nền kinh tế quốc tế, việc tuyển dụng lao động nước ngoài đã trở nên phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, khi có nhu cầu chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nước ngoài, doanh nghiệp cần tuân thủ đúng quy định pháp luật.

1. Chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nước ngoài là gì?

Trong quan hệ lao động, chấm dứt hợp đồng lao động là sự kiện chấm dứt về các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia. Việc chấm dứt hợp đồng lao động có thể đương nhiên chấm dứt, người lao động bị sa thải hoặc do một trong hai bên đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Để thực hiện đúng quy định, doanh nghiệp cần nắm rõ các trường hợp, thủ tục và nghĩa vụ pháp lý liên quan.

2. Điều kiện chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nước ngoài

Điều 156 Bộ luật Lao động 2019 quy định về các trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực, cụ thể như sau::

  • Giấy phép lao động hết thời hạn.
  • Chấm dứt hợp đồng lao động.
  • Nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp.
  • Làm việc không đúng với nội dung trong giấy phép lao động đã được cấp.
  • Hợp đồng trong các lĩnh vực là cơ sở phát sinh giấy phép lao động hết thời hạn hoặc chấm dứt.
  • Có văn bản thông báo của phía nước ngoài thôi cử lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
  • Doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài tại Việt Nam sử dụng lao động là người nước ngoài chấm dứt hoạt động.
  • Giấy phép lao động bị thu hồi.

Các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng phải thực hiện đúng quy định tại Điều 35 và Điều 36 Bộ luật Lao động 2019.

Theo đó, khi chấm dứt hợp đồng lao động thì giấy phép lao động cho người nước ngoài cũng hết hiệu lực.

Thời hạn về giấy phép lao động của người nước ngoài

Căn cứ Điều 10 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về thời hạn của giấy phép lao động, cụ thể như sau:

Thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của một trong các trường hợp sau đây nhưng không quá 02 năm:

  • Thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký kết.
  • Khoảng thời gian bên nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam.
  • Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài.
  • Kỳ hạn của hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài.
  • Khoảng thời gian nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ.
  • Thời hạn đã được xác định trong giấy phép hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoặc thời hạn trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó.
  • Khoảng thời gian trong văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam.
  • Thời hạn trong văn bản chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài trừ trường hợp không phải thực hiện báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.

3. Quy định về thời hạn thông báo trước khi chấm dứt hợp đồng

Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng:

  • Ít nhất 45 ngày: Hợp đồng không xác định thời hạn.
  • Tối thiểu 30 ngày: Hợp đồng có thời hạn từ 12-36 tháng.
  • Ít nhất 3 ngày: Hợp đồng có thời hạn dưới 12 tháng.

Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng:

  • Ít nhất 45 ngày: Hợp đồng không xác định thời hạn.
  • Tối thiểu 30 ngày: Hợp đồng có thời hạn từ 12-36 tháng.
  • Ít nhất 3 ngày: Hợp đồng có thời hạn dưới 12 tháng hoặc chấm dứt do người lao động không đáp ứng yêu cầu thử việc.

4. Thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nước ngoài

Bước 1: Lập biên bản xác nhận lý do chấm dứt

Xác định lý do chấm dứt hợp đồng, lập biên bản để đảm bảo cơ sở pháp lý.

Bước 2: Thông báo trước

Người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động theo thời gian quy định. Một số trường hợp như người lao động tự ý nghỉ việc từ 5 ngày liên tiếp, thông báo trước không cần thiết.

Bước 3: Thu hồi giấy tờ liên quan

  • Giấy phép lao động: Thu hồi trong vòng 15 ngày kể từ ngày giấy phép hết hiệu lực, gửi trả cơ quan cấp phép.
  • Visa, thẻ tạm trú: Doanh nghiệp thông báo cho cơ quan xuất nhập cảnh, phối hợp thu hồi và cấp visa tạm thời để người lao động chuẩn bị xuất cảnh.

Bước 4: Thanh toán quyền lợi

  • Thời gian thanh toán: Trong vòng 14 ngày (tối đa 30 ngày nếu có lý do đặc biệt).
  • Hoàn trả sổ bảo hiểm xã hội và các giấy tờ khác cho người lao động.

5. Một số lưu ý và câu hỏi thường gặp khi chấm dứt HĐLĐ với người nước ngoài

Làm việc tại Việt Nam nhưng không có giấy phép lao động thì bị xử phạt bao nhiêu?

Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động hoặc sử dụng giấy phép hết hiệu lực sẽ bị phạt từ 15 – 25 triệu đồng. Ngoài ra, có thể bị trục xuất theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

Người sử dụng lao động có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nước ngoài không?

Người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng với lao động nước ngoài theo Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 trong các trường hợp:

  • Không hoàn thành công việc theo tiêu chí đánh giá của doanh nghiệp.
  • Ốm đau, tai nạn và điều trị quá thời hạn quy định mà chưa hồi phục.
  • Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước buộc phải giảm chỗ làm.
  • Không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định.
  • Đủ tuổi nghỉ hưu hoặc tự ý bỏ việc trên 5 ngày liên tục không lý do.
  • Cung cấp thông tin không trung thực khi giao kết hợp đồng.

Lưu ý: Cần đảm bảo thời hạn báo trước đúng quy định pháp luật.

Với bài viết trên, TLA đã cung cấp cho bạn những thông tin tổng quan về chấm dứt HĐLĐ với người nước ngoài tại Việt Nam. Nếu bạn còn thắc mắc gì liên quan, hãy liên hệ với Công ty Luật TNHH TLA để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

———————————————–

Liên hệ Luật sư tư vấn:
Luật TLA là một trong những đơn vị luật sư hàng đầu, với đội ngũ luật sư, cán bộ nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, doanh nghiệp, hôn nhân và gia đình,…

Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc về pháp lý của bạn. Nếu bạn còn thắc mắc về nội dung này, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp thắc mắc.

  1. Luật sư Vũ Thị Phương Thanh, Giám đốc Công ty Luật TNHH TLA, Đoàn Luật sư Hà Nội,
    email: vtpthanh@tlalaw.vn
  2. Luật sư Trần Mỹ Lê, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật TNHH TLA, Đoàn Luật sư Hà Nội;
    email: tmle@tlalaw.vn

Địa chỉ: Tầng 7, số 6 Dương Đình Nghệ, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

Website: https://tlalaw.vn/

Hotline: 0906246464

Đ.HMy

Bài liên quan