Trong gần 40 năm đổi mới và phát triển đất nước, hoạt động đầu tư và hợp tác quốc tế về giáo dục đã đạt được những thành tựu nổi bật.
Thành tựu hợp tác quốc tế và đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam
Trong bối cảnh quốc tế hóa giáo dục là xu thế toàn cầu, Việt Nam đã và đang không ngừng đẩy mạnh hợp tác và đầu tư với nước ngoài trong giáo dục. Nước ta đã thiết lập quan hệ hợp tác giáo dục với trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Bên cạnh đó, Việt Nam còn tham gia tích cực các tổ chức quốc tế và khu vực như UNESCO, SEAMEO, ASEAN, ASEM, APEC….
Theo thống kê, tính đến ngày 30/6/2024, Việt Nam đã thu hút được 605 dự án đầu tư của nước ngoài về giáo dục với tổng số vốn đầu tư lên tới trên 4,57 tỉ USD; khoảng 430 chương trình đào tạo liên kết với nước ngoài được triển khai tại 65 cơ sở giáo dục đại học trong nước; có 5 cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.
Hệ thống pháp luật về giáo dục ngày một hoàn thiện
Nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam không ngừng hoàn thiện khung pháp lý trong lĩnh vực này. Ngày 5/10/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 124/2024/NĐ-CP, sửa đổi và bổ sung một số điều trong Nghị định số 86/2018/NĐ-CP, quy định cụ thể về hợp tác và đầu tư nước ngoài trong giáo dục.
Nghị định 124/2024/NĐ-CP đã cập nhật nhiều quy định mới, phù hợp với các văn bản pháp luật hiện hành như Luật Giáo dục đại học 2018, Luật Giáo dục 2019, và Luật Đầu tư 2020. Nghị định này mang lại nhiều thay đổi đáng kể, tạo môi trường đầu tư minh bạch và thân thiện cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Một số điểm nổi bật của Nghị định 144/2024/NĐ-CP
Thứ nhất, Nghị định này đã thể hiện quyết tâm cao trong thực hiện mục tiêu cải cách thủ tục hành chính. Nghị định đã đơn giản hóa 14/21 biểu mẫu trong Nghị định số 86/2018/NĐ-CP; bổ sung quy định về hình thức nộp hồ sơ, báo cáo trực tuyến, quy định về việc khai thác, chia sẻ dữ liệu chung; cắt giảm, đơn giản hóa những quy định không cần thiết, không hợp lý…
Những thay đổi trên góp phần bảo đảm tính công khai, minh bạch; cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia…
Thứ hai, Nghị định đã bổ sung quy định về lộ trình đầu tư theo tiến độ để phù hợp thực tế khi mới thành lập cơ sở giáo dục và số lượng học sinh còn ít, đảm bảo hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư.
Cụ thể Nghị định quy định đến thời điểm thẩm định cho phép hoạt động giáo dục, giá trị đầu tư phải thực hiện được trên 50% tổng số vốn đầu tư và nhà đầu tư phải cam kết đầu tư đủ số vốn trong thời hạn 05 năm kể từ ngày có quyết định cho phép hoạt động.
Thứ ba, Nghị định yêu cầu các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài phải công khai thông tin trên trang web của mình về chương trình giảng dạy, kết quả kiểm định, số lượng giáo viên và học sinh nước ngoài, phương thức kiểm tra, đánh giá, cùng các nội dung khác theo quy định của pháp luật.
Không dừng lại ở đó, Nghị định 124/2024/NĐ-CP còn chú trọng đến các nội dung nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo trong hợp tác đầu tư nước ngoài và nhấn mạnh tăng cường công tác quản lý và trách nhiệm của địa phương.
Như vậy, đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế.
Qua bài viết trên, Công ty Luật TLA đã gửi tới bạn những thông tin tổng quan nhất về pháp luật cũng như tình hình đầu tư nước ngoài vào giáo dục tại Việt Nam hiện nay. Nếu bạn cần hỗ trợ về pháp luật, hãy liên hệ với Công ty Luật TLA để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời nhé.
Để biết thêm thông tin chi tiết về Nghị định 124/2024/NĐ-CP, Quý bạn đọc có thể tham khảo tại địa chỉ: https://vanban.chinhphu.vn/?pageid=27160&docid=211442
———————————————
Liên hệ Luật sư tư vấn:
Luật TLA là một trong những đơn vị luật sư hàng đầu, với đội ngũ luật sư, cán bộ nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, doanh nghiệp, hôn nhân và gia đình,… Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc về pháp lý của bạn. Nếu bạn còn thắc mắc về nội dung này, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp thắc mắc.
1. Luật sư Vũ Thị Phương Thanh, Giám đốc Công ty Luật TNHH TLA, Đoàn Luật sư Hà Nội,
email: vtpthanh@tlalaw.vn;
2. Luật sư Trần Mỹ Lê, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật TNHH TLA, Đoàn Luật sư Hà Nội;
email: tmle@tlalaw.vnCông ty Luật TNHH TLA
Địa chỉ: Tầng 7, số 6 Dương Đình Nghệ, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Website: https://tlalaw.com