Việt Nam với nền kinh tế trẻ và nhân lực dồi dào là một thị trường tiềm năng cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp FDI là một thuật ngữ phổ biến thường được nhắc đến trong bối cảnh đó, vậy doanh nghiệp FDI là gì và làm thế nào để có thể thành lập doanh nghiệp FDI sẽ được TLA giải thích trong bài sau:
1. Định nghĩa
FDI viết tắt cho cụm từ “Foreign Direct Investment” (Tạm dịch: Đầu tư trực tiếp nước ngoài), doanh nghiệp FDI là cụm từ chỉ doanh nghiệp có nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài
Có những loại hình đầu tư doanh nghiệp FDI có thể đầu tư vào Việt Nam được quy định trong Luật đầu tư 2020, Điều 21 như sau:
Điều 21. Hình thức đầu tư
1. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.
2. Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.
3. Thực hiện dự án đầu tư.
4. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
5. Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.
2. Điều kiện thành lập
Để thành lập doanh nghiệp FDI, cần có đầy đủ các điều kiện sau
Nhà đầu tư nước ngoài thành lập hoặc góp vốn
Như định nghĩa, doanh nghiệp FDI là doanh nghiệp có nguồn vốn từ nước ngoài vì vậy cần có nhà đầu tư nước ngoài thành lập và góp vốn, chú ý về định nghĩa nhà đầu tư nước ngoài quy định trong Luật Đầu tư khoản 19 Điều 3 như sau:
“19. Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.”
Ngành nghề lựa chọn kinh doanh phải được pháp luật cho phép
Pháp luật cho phép kinh doanh những ngành nghề pháp luật không cấm, để được phép hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, doanh nghiệp FDI không được phép kinh doanh những nghành nghề bị cấm theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Đầu tư 2020 có thể kể đến
“a) Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;
b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;
c) Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;
d) Kinh doanh mại dâm;
đ) Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
g) Kinh doanh pháo nổ;
h) Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.”
Thực hiện thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Đây là điều kiện được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 22 Luật Đầu tư 2020:
“c) Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.”
Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cũng được quy định tại Điều 39 Luật Đầu tư 2020 như sau:
1. Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Cơ quan đăng ký đầu tư nơi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư, đặt hoặc dự kiến đặt văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư sau đây:
a) Dự án đầu tư thực hiện tại 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;
b) Dự án đầu tư thực hiện ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế;
c) Dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế nơi chưa thành lập Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế hoặc không thuộc phạm vi quản lý của Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
4. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp quy định tại Điều 34 và Điều 35 của Luật này.
Đăng ký thành lập doanh nghiệp
Như phần trên, sau khi đáp ứng đủ điều kiện và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cần tiến hành nộp hồ sơ tại các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong mỗi trường hợp theo pháp luật quy định.
Liên hệ Luật sư tư vấn:
Luật TLA là một trong những đơn vị luật sư hàng đầu, với đội ngũ luật sư, cán bộ nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, doanh nghiệp, hôn nhân và gia đình,… Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc về pháp lý của bạn. Nếu bạn còn thắc mắc về nội dung này, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp thắc mắc.
1. Luật sư Vũ Thị Phương Thanh, Giám đốc Công ty Luật TNHH TLA, Đoàn Luật sư Hà Nội, email: vtpthanh@tlalaw.vn;
2. Luật sư Trần Mỹ Lê, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật TNHH TLA, Đoàn Luật sư Hà Nội; email: tmle@tlalaw.vn
_Nguyễn Hương Huyền_