Vay ngắn hạn nước ngoài là một trong những hình thức huy động vốn phổ biến với các tổ chức và doanh nghiệp. Để đảm bảo việc vay vốn đúng quy định pháp luật và tối ưu hóa nguồn vốn, các bên đi vay cần hiểu rõ các điều kiện, thủ tục cũng như thẩm quyền liên quan đến việc đăng ký và gia hạn khoản vay ngắn hạn nước ngoài.
1. Vay ngắn hạn nước ngoài là gì?
Khoản vay nước ngoài là thuật ngữ chung để chỉ các khoản vay không được Chính phủ bảo lãnh (gọi là khoản vay tự vay, tự trả) và khoản vay được Chính phủ bảo lãnh. Các hình thức vay nước ngoài bao gồm hợp đồng vay, hợp đồng nhập khẩu hàng hóa trả chậm, hợp đồng ủy thác cho vay, hợp đồng cho thuê tài chính hoặc phát hành công cụ nợ trên thị trường quốc tế.
Theo quy định, khoản vay ngắn hạn nước ngoài tự vay, tự trả (gọi tắt là khoản vay ngắn hạn nước ngoài) là khoản vay không được Chính phủ bảo lãnh và có thời hạn đến 01 năm.
2. Điều kiện về mục đích vay ngắn hạn nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh dành cho đối tượng không phải là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Tại khoản 1 Điều 17 Thông tư 08/2023/TT-NHNN quy định điều kiện đối với mục đích vay ngắn hạn nước ngoài dành cho đối tượng không phải là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm:
– Bên đi vay chỉ được sử dụng vốn vay ngắn hạn nước ngoài để cơ cấu lại các khoản nợ nước ngoài và thanh toán các khoản nợ ngắn hạn phải trả bằng tiền (không bao gồm các khoản nợ gốc của khoản vay trong nước) của bên đi vay. Các khoản nợ ngắn hạn phải trả quy định tại Khoản này là các khoản nợ phát sinh trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, kế hoạch sản xuất kinh doanh, dự án khác của bên đi vay và được xác định căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành hướng dẫn về chế độ kế toán doanh nghiệp;
– Ngoài mục đích quy định lại điểm a khoản 1 Điều này, bên đi vay thuộc đối tượng phải đảm bảo các chỉ tiêu an toàn tài chính theo pháp luật chuyên ngành được sử dụng vốn vay ngắn hạn nước ngoài để phục vụ hoạt động nghiệp vụ của bên đi vay có thời hạn sử dụng vốn không quá 12 tháng kể từ thời điểm rút vốn khoản vay nước ngoài.
Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 17 Thông tư 08/2023/TT-NHNN cũng quy định về mục đích vay trung, dài hạn nước ngoài dành cho đối tượng không phải là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm:
– Thực hiện dự án đầu tư của bên đi vay;
– Thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh, dự án khác của bên đi vay;
– Cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài của bên đi vay.
3. Hồ sơ gia hạn khoản vay ngắn hạn nước ngoài
Trình tự thực hiện đăng ký khoản vay được quy định tại điều 15 Nghị định 12/2022/TT-NHNN, theo đó, bên đi vay cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
- Đơn đăng ký thay đổi khoản vay theo mẫu tại Phụ lục 4 Thông tư 12/2022/TT-NHNN.
- Bản sao và bản dịch tiếng Việt các thỏa thuận thay đổi khoản vay đã ký, có xác nhận của bên đi vay.
- Văn bản của cấp có thẩm quyền (đối với doanh nghiệp nhà nước) về việc chấp thuận thay đổi phương án vay nước ngoài trong trường hợp tăng số tiền vay hoặc kéo dài thời hạn vay.
- Văn bản chứng minh mục đích vay, gồm:
- Đối với dự án đầu tư: Giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư.
- Đối với kế hoạch sản xuất, kinh doanh khác: Phương án sử dụng vốn vay nước ngoài đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Đối với cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài: Phương án cơ cấu nợ đã được phê duyệt.
- Báo cáo tình hình sử dụng khoản vay ban đầu, kèm tài liệu chứng minh đáp ứng điều kiện vay ngắn hạn.
- Văn bản xác nhận từ ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản về tình hình rút vốn, trả nợ (gốc và lãi) tính đến thời điểm đăng ký thay đổi khoản vay.
Thủ tục gia hạn khoản vay ngắn hạn nước ngoài
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Bên đi vay cần chuẩn bị đầy đủ các tài liệu trên. Có thể lựa chọn hình thức trực tuyến (khai báo trên Trang điện tử, in đơn và ký, đóng dấu) hoặc hình thức truyền thống (gửi hồ sơ bản giấy).
Bước 2: Nộp hồ sơ
- Thời hạn nộp hồ sơ: Trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký thỏa thuận gia hạn hoặc trước thời điểm diễn ra nội dung gia hạn khoản vay.
- Hồ sơ được gửi qua bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan xác nhận đăng ký khoản vay (Vụ Quản lý Ngoại hối hoặc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố).
Bước 3: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
- Cơ quan thẩm quyền kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu.
Bước 4: Nhận kết quả
Ngân hàng Nhà nước trả kết quả trong:
- 12 ngày làm việc (hình thức trực tuyến).
- 15 ngày làm việc (hình thức truyền thống).
Trường hợp từ chối, Ngân hàng Nhà nước sẽ nêu rõ lý do bằng văn bản.
Thẩm quyền xác nhận đăng ký gia hạn khoản vay ngắn hạn nước ngoài
- Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý Ngoại hối): Xác nhận các khoản vay có giá trị trên 10 triệu USD hoặc các khoản vay bằng đồng Việt Nam.
- Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố: Xác nhận các khoản vay có giá trị đến 10 triệu USD hoặc tương đương.
Việc thực hiện vay ngắn hạn nước ngoài đòi hỏi sự tuân thủ chặt chẽ các quy định pháp luật nhằm đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả sử dụng vốn.
—————————————–
Liên hệ Luật sư tư vấn:
Luật TLA là một trong những đơn vị luật sư hàng đầu, với đội ngũ luật sư, cán bộ nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, doanh nghiệp, hôn nhân và gia đình,… Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc về pháp lý của bạn. Nếu bạn còn thắc mắc về nội dung này, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp thắc mắc.
- Luật sư Vũ Thị Phương Thanh, Giám đốc Công ty Luật TNHH TLA, Đoàn Luật sư Hà Nội,
email: vtpthanh@tlalaw.vn; - Luật sư Trần Mỹ Lê, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật TNHH TLA, Đoàn Luật sư Hà Nội;
email: tmle@tlalaw.vn
Địa chỉ: Tầng 7, số 06 Dương Đình Nghệ, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Website: https://tlalaw.vn/
Hotline: 0906246464
Đoàn Huyền My