So sánh phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài và tòa án

Giải quyết tranh chấp qua Tòa án và Trọng tài là hai phương thức phổ biến và đều có ưu điểm riêng. Công ty Luật TNHH TLA xin đưa ra so sánh giữa hai phương thức này trong bài viết sau.

Khái niệm

Hiện nay, các tranh chấp thương mại có xu hướng ngày một phổ biến và phức tạp. Chính vì vậy, để giải quyết tranh chấp thì Tòa án và Trọng tài thương mại là hai phương thức phổ biến.

Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án là quá trình các bên yêu cầu cơ quan xét xử thuộc hệ thống tư pháp của nhà nước giải quyết tranh chấp khi không thể tự hòa giải hoặc thỏa thuận. Tòa án hoạt động nhân danh quyền lực nhà nước, thực hiện xét xử theo trình tự, thủ tục được quy định chặt chẽ trong pháp luật.

Bản án hoặc quyết định của Tòa án mang tính cưỡng chế thi hành bằng sức mạnh nhà nước, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan.

Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại, ngược lại, là phương thức giải quyết dựa trên sự thỏa thuận giữa các bên trước hoặc sau khi phát sinh tranh chấp. Quá trình này được thực hiện bởi Trọng tài viên, bên thứ ba độc lập, theo quy định của Luật Trọng tài thương mại và các quy tắc tố tụng trọng tài do các bên lựa chọn.

Phán quyết của trọng tài có tính bắt buộc, yêu cầu các bên tôn trọng và thực hiện nhưng không mang tính cưỡng chế nhà nước như bản án, quyết định Tòa án.

Như vậy, hai phương thức này mang tính chất, quy trình và hiệu lực khác nhau, cho phép các bên tranh chấp lựa chọn tùy theo nhu cầu và hoàn cảnh cụ thể.

Ưu điểm và nhược điểm của từng phương thức giải quyết tranh chấp

Phương thức/Tiêu chíGiải quyết tranh chấp bằng trọng tàiGiải quyết tranh chấp bằng Tòa án
Ưu điểm– Thủ tục đơn giản, nhanh chóng, ít tốn thời gian, tiền bạc các bên;
– Quyết định của Trọng tài là quyết định chung thẩm nên không thể bị kháng cáo, kháng nghị;
– Đảm bảo bí mật hơn so với Tòa án, các bí mật kinh doanh và thông tin mật của Doanh nghiệp sẽ được đảm bảo không bị tiết lộ ra ngoài;
– Các bên có thể tự chọn Trọng tài viên là chuyên gia có chuyên môn và kinh nghiệm thực tế cao.
– Chi phí để giải quyết một tranh chấp thương mại thông qua Tòa án sẽ thấp hơn so với trọng tài;
– Phán quyết của Tòa án có giá trị thi hành cao vì được cưỡng chế thi hành bằng sức mạnh của Nhà nước;
– Trình tự tố tụng chặt chẽ theo quy định của pháp luật.
Nhược điểm– Thủ tục cứng nhắc, thiếu linh hoạt và kéo dài;
– Tính xét xử công khai không phù hợp với hoạt động kinh doanh thương mại vì dễ ảnh hưởng đến bí mật kinh doanh cũng như uy tín của doanh nghiệp;
– Phán quyết có thể bị kháng cáo dẫn đến tranh chấp bị kéo dài.
– Chi phí trọng tài thường cao hơn Tòa án;
– Hai bên bắt buộc phải có thỏa thuận trọng tài có hiệu lực và có thể thực hiện được;
– Sự thành công trong việc giải quyết bằng trọng tài phụ thuộc vào thái độ cũng như sự hợp tác của các bên trong tranh chấp;
– Tính cưỡng chế thi hành của trọng tài thường không cao bằng Tòa án.  

Phân biệt 2 phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng Tòa án và Trọng tài

Phương thức/Tiêu chíGiải quyết tranh chấp bằng trọng tàiGiải quyết tranh chấp bằng Tòa án
Cơ sở pháp lýLuật Trọng tài Thương mại 2010.Bộ luật Dân sự 2015; Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
Tính chất pháp lýLà tổ chức phi chính phủ, mang tính chất xã hội – nghề nghiệpLà cơ quan nhà nước.
Thẩm quyềnTrọng tài không có thẩm quyền đương nhiên đối với một vụ tranh chấp bất kỳ. Trọng tài chỉ có thẩm quyền khi được các bên tranh chấp lựa chọn.Dù các bên tranh chấp lựa chọn hay không lựa chọn Tòa án thì đều không ảnh hưởng đến thẩm quyền của Tòa án. Thẩm quyền xét xử của Tòa án phát sinh trên cơ sở quy định của pháp luật.
Giai đoạn tố tụngPhán quyết có tính chung thẩm, thủ tục nhanh gọn hơn, dựa trên sự thỏa thuận nên thường không có kháng cáo, kháng nghị, dẫn đến quá trình giải quyết nhanh chóng hơn, thuận lợi đạt được thỏa thuận hơn.Có nhiều cấp xét xử từ sơ thẩm đến phúc thẩm; bản án của Tòa án có thể xem xét lại theo giám đốc thẩm hoặc tái thẩm
Tính bảo mậtCác bản án, quyết định của Tòa án có thể được công khai rộng rãi trên cổng thông tin điện tử của TAND nếu phù hợp các điều kiện được công bố theo quy định của pháp luật.Được đảm bảo bí mật, chỉ các bên tham gia giải quyết tranh chấp được biết rõ.
Tính linh hoạtThủ tục xét xử đơn giản, có thể thay đổi linh hoạt dựa trên sự thỏa thuận của các bên.Trình tự, thủ tục xét xử đã được pháp luật quy định một cách chặt chẽ, không thể thay đổi. Do đó, tính linh hoạt không cao.
Đặc điểm của phán quyếtQuyết định của trọng tài mang giá trị chung thẩm.– Phán quyết của tòa án có thể bị kháng cáo và xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm. – Phán quyết của Tòa phúc thẩm là phán quyết cuối có giá trị chung thẩm.
Chi phíChi phí cao hơn do trọng tài là tổ chức tự chủ về tài chính.Chi phí thấp hơn so với trọng tài, vì là cơ quan nhà nước nên nhiều chi phí đã được hỗ trợ. Tuy nhiên nếu vụ việc bị kéo dài thì chi phí sẽ bị tăng lên rất nhiều và kéo theo sự lãng phí về thời gian, nhân lực giải quyết.

Tóm lại, cả hai phương thức trọng tài và tòa án đều có những ưu điểm và hạn chế riêng, phù hợp với các loại tranh chấp và hoàn cảnh khác nhau. Do đó, khi lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp, các bên cần cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên nhu cầu, đặc thù của vụ việc và mục tiêu của mình.

Nếu ưu tiên tính nhanh gọn, bảo mật thông tin và sự linh hoạt thì các bên có thể lựa chọn trọng tài thương mại. Đây là phương thức ngày càng được các doanh nghiệp và chủ thể kinh doanh ưa chuộng, đặc biệt trong các tranh chấp thương mại. Xuất phát từ khả năng bảo vệ tốt bí mật kinh doanh và giảm thiểu các tác động tiêu cực đến uy tín.

Trong khi đó, xét xử tại Tòa án, mặc dù mang tính truyền thống và có giá trị cưỡng chế cao, vẫn phù hợp hơn với những trường hợp đòi hỏi tính chặt chẽ về pháp lý và sự hỗ trợ từ quyền lực nhà nước.

Với bài viết trên, TLA đã cung cấp cho bạn những thông tin tổng quan về phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và tòa án. Nếu bạn còn thắc mắc gì liên quan, hãy liên hệ với Công ty Luật TNHH TLA để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

—————————————————–

Liên hệ Luật sư tư vấn:
Luật TLA là một trong những đơn vị luật sư hàng đầu, với đội ngũ luật sư, cán bộ nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, doanh nghiệp, hôn nhân và gia đình,… Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc về pháp lý của bạn. Nếu bạn còn thắc mắc về nội dung này, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp thắc mắc.
1. Luật sư Vũ Thị Phương Thanh, Giám đốc Công ty Luật TNHH TLA, Đoàn Luật sư Hà Nội, 
email: vtpthanh@tlalaw.vn;
2. Luật sư Trần Mỹ Lê, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật TNHH TLA, Đoàn Luật sư Hà Nội; 
email: tmle@tlalaw.vn

Địa chỉ: Tầng 7, số 06 Dương Đình Nghệ, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

Website: https://tlalaw.vn/

Hotline: 0906246464

ĐHMy

Bài liên quan