Kinh tế tuần hoàn là gì? Ý nghĩa của kinh tế tuần hoàn

Hiện nay, trong bối cảnh phát triển kinh tế, hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người đã gây ra nhiều tác động tiêu cực tới môi trường sống. Nếu không có những biện pháp kịp thời, lượng chất thải sẽ vượt giới hạn chịu tải của môi trường. Trước vấn đề này, trong những năm gần đây, phát triển kinh tế tuần hoàn đang là xu hướng phát triển mạnh mẽ trên thế giới. Xin mời quý Độc giả cùng theo dõi qua bài viết sau đây của TLA!

1. Kinh tế tuần hoàn là gì?

Kinh tế tuần hoàn (circular economy) là một loại mô hình kinh tế mà trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất và dịch vụ được tổ chức nhằm kéo dài tuổi thọ của vật chất và loại bỏ tác động tiêu cực đến môi trường. Thay vì mô hình kinh tế tuyến tính truyền thống (khai thác, sản xuất, tiêu dùng, và thải bỏ), kinh tế tuần hoàn hướng tới việc tái sử dụng, sửa chữa, tái chế và tái sản xuất các sản phẩm và vật liệu.

Khái niệm liên quan đến mô hình kinh tế tuần hoàn đã có ở Việt Nam từ cách đây 20 năm với những cách tiếp cận khác. Đó là mô hình VAT (Vườn – Ao – Chuồng), một mô hình chúng ta áp dụng khá thành công.

Ngoài ra, giai đoạn trước đây, các khái niệm “khu công nghiệp sinh thái”, “sản xuất sạch hơn”, “Không phát thải – zero emission”, tái chế, tái sử dụng, tái sản xuất – một phần của kinh tế tuần hoàn – cũng phổ biến rộng rãi.

2. Những nguyên tắc cơ bản của kinh tế tuần hoàn

Các nguyên tắc cơ bản của kinh tế tuần hoàn:

  • Bảo tồn và phát triển vốn tự nhiên:
  • Sử dụng tài nguyên tái tạo và bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên.
  • Tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên:
  • Tái sử dụng và tái chế các sản phẩm và vật liệu để kéo dài vòng đời của chúng.
  • Thiết kế để giảm thiểu chất thải và ô nhiễm:
  • Thiết kế sản phẩm và quy trình sản xuất nhằm giảm thiểu chất thải và ô nhiễm từ đầu.

Một số ví dụ về mô hình kinh tế tuần hoàn được áp dụng trên thực tế có thể kể đến đó là:

Heineken Việt Nam tái sử dụng hoặc tái chế gần 99% rác thải hoặc sản phẩm phụ của quá trình sản xuất bia, ứng dụng mô hình ReSOLVE trong việc chuyển dịch KTTH. Kể từ năm 2020, khung ReSOLVE được sử dụng rộng rãi ở cả cấp độ quốc gia, thành phố và đặc biệt tại các doanh nghiệp để đánh giá việc áp dụng mô hình KTTH. Khung ReSOLVE là một khung đánh giá mô hình KTTH đơn giản, dễ tiếp cận, dễ dàng áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp khác nhau. Khung ReSOLVE là viết tắt của: Regenerate – Tái tạo; Share – Chia sẻ; Optimize – Tối ưu hóa; Loop – Tái sử dụng/Tái chế; Virtualize – Số hóa và Exchange – Chuyển đổi. Đây là phương pháp tiếp cận toàn diện nhằm tạo ra giá trị bền vững cho môi trường, bao gồm giảm lượng khí thải các-bon, bảo vệ tài nguyên nước và tối ưu hóa tài nguyên.

Không chỉ doanh nghiệp mà nhiều khu công nghiệp ở TP.HCM cũng đã từng bước chuyển đổi sản xuất, kinh doanh sang kinh tế tuần hoàn để phát triển bền vững. Khu công nghiệp Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP.HCM đã vận dụng ngày càng nhiều khái niệm “cộng sinh công nghiệp”, khi chất thải của doanh nghiệp này là nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp khác.

Đơn cử, khí hơi nóng từ quá trình chưng cất dầu thực vật Cái Lân được chuyển sang tham gia quá trình sấy của nhà máy Meizan. Chất thải của các công ty sản xuất khuôn đúc được tận dụng làm gạch không nung, làm nguyên liệu cho hoạt động sản xuất khác…

3. Lợi ích của mô hình kinh tế tuần hoàn

Theo Quỹ Ellen MacArthur, chuyển đổi năng lượng và sử dụng năng lượng hiệu quả chỉ đóng góp 55% vào mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, trong khi 45% còn lại phụ thuộc vào các giải pháp kinh tế tuần hoàn. Cụ thể, thế giới có thể giảm 38% lượng khí thải từ vật liệu xây dựng vào năm 2050 thông qua việc tái chế, tái sử dụng và chia sẻ mục đích sử dụng tòa nhà. Tương tự, lượng khí thải từ hệ thống thực phẩm có thể giảm một nửa nhờ các biện pháp tuần hoàn trong nông nghiệp.

Kinh tế tuần hoàn giúp giảm phát thải khí nhà kính thông qua việc loại bỏ chất thải, lưu thông vật liệu, tái tạo tài nguyên, và thu giữ carbon tự nhiên.

Đồng thời, mô hình này mang lại lợi ích kinh tế như giảm rủi ro khan hiếm tài nguyên, cắt giảm chi phí, thúc đẩy đổi mới công nghệ và tăng tính bền vững chuỗi cung ứng.

Xã hội cũng được hưởng lợi từ việc giảm chi phí quản lý môi trường, tạo thêm việc làm và cải thiện sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, Việt Nam đang đối mặt với thách thức do thiếu chính sách hỗ trợ, công nghệ tái chế và nguồn lực cần thiết để thúc đẩy chuyển đổi từ mô hình tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn.

Kinh tế tuần hoàn đem tới những tác động tích cực tới mọi mặt của đời sống, xã hội và con người. Hy vọng qua bài viết trên, TLA đã cung cấp những thông tin bổ ích và cần thiết về kinh tế tuần hoàn. Nếu bạn còn thắc mắc gì, hãy liên hệ với Công ty Luật TNHH TLA để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời

Liên hệ Luật sư tư vấn:
Luật TLA là một trong những đơn vị luật sư hàng đầu, với đội ngũ luật sư, cán bộ nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, doanh nghiệp, hôn nhân và gia đình,… Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc về pháp lý của bạn. Nếu bạn còn thắc mắc về nội dung này, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp thắc mắc.
1. Luật sư Vũ Thị Phương Thanh, Giám đốc Công ty Luật TNHH TLA, Đoàn Luật sư Hà Nội, 
email: vtpthanh@tlalaw.vn;
2. Luật sư Trần Mỹ Lê, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật TNHH TLA, Đoàn Luật sư Hà Nội; 
email: tmle@tlalaw.vn

Địa chỉ: Tầng 7, số 06 Dương Đình Nghệ, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Website: https://tlalaw.vn/
Hotline: 0906246464

_Đoàn Huyền My_

Bài liên quan