Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hóa hiện nay, giao dịch ngoại hối ngày càng trở nên phổ biến và quan trọng đối với các nhà đầu tư và doanh nghiệp. Việc tham gia vào thị trường ngoại hối không chỉ mang lại cơ hội sinh lợi cao mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Để đảm bảo hoạt động giao dịch diễn ra một cách hợp pháp và hiệu quả, các cá nhân và tổ chức cần nắm rõ các thủ tục đăng ký giao dịch ngoại hối.

Giao dịch ngoại hối là gì?
Ngoại hối là thuật ngữ dùng để chỉ các tài sản và quyền tài sản có thể định giá và chuyển đổi thành tiền nước ngoài được như vàng, tiền mặt, ngoại tệ,.. Giao dịch ngoại hối (hay gọi là Forex) là việc thực hiện mua bán trao đổi các phương tiện thanh toán nêu trên trên thị trường ngoại hối.
Thủ tục đăng ký giao dịch ngoại hối
Việc đăng ký giao dịch ngoại hối được thực hiện sau khi các tổ chức, cá nhân hoàn thành các hoạt động sau:
- Sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài và Giấy chứng nhận đó của nhà đầu tư còn hiệu lực
- Sau khi hoạt động đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận hoặc cấp phép hoặc sau khi nhà đầu tư đã được cấp tài liệu chứng minh quyền được hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư
- Sau khi mở tài khoản vốn đầu tư tại tổ chức tín dụng được phép
Quy trình các bước thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch ngoại hối:
Bước 1: Nhà đầu tư gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 1 bộ hồ sơ đến Ngân hàng Nhà nước
Đối với nhà đầu tư là tổ chức tín dụng: Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài
Đối với nhà đầu tư không là tổ chức tín dụng: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi nhà đầu tư không phải là tổ chức tín dụng có trụ sở chính hoặc nơi nhà đầu tư là các nhân đăng ký thường trú hoặc nơi nhà đầu tư khác đăng ký kinh doanh xác nhận.
Bước 2: Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn 5 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước gửi thông báo yêu cầu nhà đầu tư bổ sung.
Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì NHNN có trách nhiệm xác nhận hoặc từ chối xác nhận đăng ký giao dịch ngoại hối đó. Nếu từ chối thì phải có văn bản nêu rõ lí do.
Hồ sơ đăng ký giao dịch ngoại hối
Tại điều 9 Thông tư 12/2016/TT-NHNN đã có quy định cụ thể về các tài liệu mà tổ chức, cá nhân cần chuẩn bị để có thể thực hiện giao dịch ngoại hối. Theo đó, mỗi tổ chức, cá nhân cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:
- Đơn đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài (theo mẫu tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư).
- Bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
- Bản sao tiếng nước ngoài, bản dịch tiếng Việt (có xác nhận của nhà đầu tư về tính chính xác của bản sao và bản dịch) văn bản chấp thuận hoặc cấp phép đầu tư do cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư cấp hoặc tài liệu chứng minh quyền hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư phù hợp với quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
- Bản chính văn bản xác nhận của tổ chức tín dụng được phép về việc mở tài khoản vốn đầu tư của nhà đầu tư trong đó nêu rõ số tài khoản, loại ngoại tệ.
- Bản chính văn bản xác nhận của tổ chức tín dụng được phép về số tiền nhà đầu tư đã chuyển ra nước ngoài trước khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài để đáp ứng các chi phí cho hoạt động hình thành dự án đầu tư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật đối với trường hợp đã chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài trước khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
- Văn bản giải trình về nhu cầu chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài bằng đồng Việt Nam đối với trường hợp chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài bằng đồng Việt Nam.
Như vậy, việc hiểu và thực hiện đúng các thủ tục đăng ký giao dịch ngoại hối là điều hết sức cần thiết để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư cũng như đảm bảo sự minh bạch trong thị trường tài chính. Bằng cách tuân thủ các quy định pháp lý và quy trình đăng ký, các cá nhân và doanh nghiệp không chỉ có thể tối ưu hóa lợi nhuận mà còn giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn.
————————————————
Liên hệ Luật sư tư vấn:
Luật TLA là một trong những đơn vị luật sư hàng đầu, với đội ngũ luật sư, cán bộ nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, doanh nghiệp, hôn nhân và gia đình,… Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc về pháp lý của bạn. Nếu bạn còn thắc mắc về nội dung này, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp thắc mắc.
1. Luật sư Vũ Thị Phương Thanh, Giám đốc Công ty Luật TNHH TLA, Đoàn Luật sư Hà Nội,
email: vtpthanh@tlalaw.vn;
2. Luật sư Trần Mỹ Lê, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật TNHH TLA, Đoàn Luật sư Hà Nội;
email: tmle@tlalaw.vnCông ty Luật TNHH TLA
Địa chỉ: Tầng 7, số 6 Dương Đình Nghệ, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Website: https://tlalaw.com
Đinh Phương Thảo