Dự thảo án lệ số 06/2024 có vị trí nội dung án lệ là Đoạn 5 phần “Nhận định của Tòa án” tại Quyết định giám đốc thẩm số 12/2019/DS-GĐT ngày 24/9/2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án “Tranh chấp bồi thường thiệt hại hợp đồng khoan phá đá” giữa nguyên đơn là Công ty cổ phần xây dựng thương mại và dịch vụ Q với bị đơn là Tổng Công ty công nghiệp hóa chất mỏ V.
Trong trường hợp tranh chấp này, Tòa án phải áp dụng quy định của pháp luật xây dựng để giải quyết; trường hợp pháp luật xây dựng không có quy định thì áp dụng quy định Bộ Luật Dân sự để giải quyết.
Cụ thể, phần được dự thảo thành án lệ như sau: “[5] … Hợp đồng số 16/HĐTC/12 ngày 22/02/2012 giữa Công ty Q và Công ty T liên quan đến hoạt động xây dựng, được xác lập trên cơ sở Hợp đồng thì công xây dựng số 01/HP-XD/HD ngày 18/8/2011 giữa Công ty có phần điện M với Công ty Q, nhưng Tòa án cấp sợ thâm lại áp dụng Luật Thương mại để giải quyết vụ án là không dùng. Trong trường hợp này, cần xác định quan hệ tranh chấp liên quan đến lĩnh vực xây dựng, nên cần áp dụng pháp luật xây dưng. Trường hợp pháp luật xây dựng không quy định thì áp dụng Bộ luật Dân sự để giải quyết.”
Về lý do đề xuất án lệ, Hợp đồng xây dựng giữa các doanh nghiệp rất phổ biến và thường xuyên có tranh chấp. Khi có tranh chấp, cần áp dụng pháp luật dành riêng cho hợp đồng xây dựng. Tuy nhiên, đối với nhiều vẫn đề, pháp luật xây dựng lại chưa có quy định như thời hiệu khởi kiện, mức phạt vi phạm hợp đồng (khi không dùng ngân sách nhà nước), mức lãi chậm trả. Vì vậy, cần phải xác định nguồn pháp luật bỏ sung để điều chỉnh.
Hiện nay có sự không thông nhất giữa các chuyên gia và Tòa án địa phương: Hướng thứ nhất là áp dụng Luật thương mại (và khi Luật thương mại không có quy định thì lại quay sang áp dụng Bộ luật dân sự) và hưởng thứ hai là áp dụng Bộ luật dân sự (mà không qua trung gian là áp dụng Luật thương mại). Việc áp dụng hướng nào trong hai hưởng vừa nêu có hệ quả rất quan trọng vì Luật thương mại và Bộ luật dân sự thường rất khác nhau về nội dung. Trong Quyết định giám đốc thẩm này. Hội đồng thâm phân đã có hướng giải quyết rỏ: Không áp dụng Luật thương mại mà áp dụng Bộ luật dân sự. Hướng này phù hợp với Luật xây dựng năm 2014 khi Luật này khẳng định hợp đồng xây dựng là “hợp đồng dân sự (khoản 1 Điều 138) và Điều 4 Bộ luật dân sự năm 2015 khẳng định “Trường hợp luật khác có liên quan không quy định hoặc có quy định nhưng vì phạm khoản 2 Điều này thì quy định của Bộ luật này được áp dụng” (khoản 3).
Nội dung đoạn in nghiêng trong quy định vừa nêu cho thấy, khi luật có liên quan (và Luật Xây dựng là một dạng Luật có liên quan) không quy định. Bộ luật Dân sự không theo hướng áp dụng Luật Thương mại mà khẳng định “Bộ luật này được áp dụng”. Trong vụ án này, quan hệ tranh chấp liên quan đến lĩnh vực xây dựng, Hội đồng thẩm phán đã xác định rõ cân áp dụng pháp luật xây dựng, trường hợp pháp luật xây dựng không quy định thì áp dụng Bộ luật Dân sự để giải quyết.
Do đó, để áp dụng thống nhất pháp luật trong các vụ án có tình huống pháp lý tương tự thì việc phát triên án lệ về vấn đề này là cần thiết.
Liên hệ Luật sư tư vấn:
Luật TLA là một trong những đơn vị luật sư hàng đầu, với đội ngũ luật sư, cán bộ nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, doanh nghiệp, hôn nhân và gia đình,… Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc về pháp lý của bạn. Nếu bạn còn thắc mắc về nội dung này, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp thắc mắc.
1. Luật sư Vũ Thị Phương Thanh, Giám đốc Công ty Luật TNHH TLA, Đoàn Luật sư Hà Nội, email: vtpthanh@tlalaw.vn;
2. Luật sư Trần Mỹ Lê, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật TNHH TLA, Đoàn Luật sư Hà Nội; email: tmle@tlalaw.vn.
_Lê Minh Phương_