QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN VÀ NGHỊ ĐỊNH 39/2014/NĐ-CP

Công ty cho thuê tài chính là gì?

Quyền sở hữu tài sản trong thời gian cho thuê tài chính của công ty cho thuê tài chính được ghi nhận tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 39/2014/NĐ-CP. Cụ thể:

” Điều 17. Bên cho thuê có các quyền

1. Có quyền sở hữu tài sản cho thuê trong suốt thời hạn cho thuê và không bị ảnh hưởng trong trường hợp bên thuê phá sản, giải thể hoặc có tranh chấp, khởi kiện trước Tòa án liên quan đến một bên thứ ba khác. Tài sản cho thuê không được coi là tài sản của bên thuê khi xử lý tài sản để trả nợ cho các chủ nợ khác.”

Mục đích của quy định này để giúp công ty cho thuê tài chính đảm bảo việc thu hồi vốn nhưng lại vô tình làm dấy lên những vấn đề pháp lý về chủ sở hữu trong tranh chấp hợp đồng mua bán tài sản.

Tại Bản án sơ thẩm số 439/2016/KDTM-ST ngày 19/4/2016, Tòa án nhân dân Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty Saigonbook đã khởi kiện Công ty Sao Nam, yêu cầu tuyên bố hợp đồng số 038, 03 và phụ lục hợp đồng số 03 hai bên đã ký kết bị vô hiệu do lừa dối.

Hợp đồng số 03 được ký kết sau, thay thế cho hợp đồng số 038 bởi ba bên là Saigonbook, Sao Nam và Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Á Châu (ACBL) nhằm điều chỉnh các nội dung về chủ thể sao cho phù hợp với Nghị định 39/2014/NĐ-CP, đặc biệt là Điều 17 của nghị định chứ không phải thay đổi nội dung giao kết của hợp đồng.

Do có những điều chỉnh về hợp đồng như vậy nên khi bị khởi kiện, Sao Nam có ý kiến như sau:

“Về tư cách khởi kiện: Hợp đồng 038 đã được thay thế bằng Hợp đồng 03 và Phụ lục hợp đồng 03 nên Hợp đồng 038 đã chấm dứt, hết hiệu lực.

Theo Hợp đồng 03 xác định ACBL là bên mua, Sao Nam là bên bán, còn Saigonbook chỉ là bên thuê máy để kinh doanh, nên Saigonbook không có tư cách khởi kiện Sao Nam.”

Về phía ACBL, công ty cho rằng mình không liên quan gì đến tranh chấp này với 3 lý do chính như sau:

  • Bản chất hoạt động của ACBL là hoạt động cấp tín dụng, khách hàng có nhu cầu được cấp tín dụng thì phải có đơn đề nghị với tài sản mua và ký kết với ACBL. Khách hàng là bên lựa chọn và chịu mọi trách nhiệm liên quan tài sản đó.
  • ACBL chỉ cung cấp một phần tài chính cho Saigonbook để bên này thanh toán tiền cho Sao Nam. Do đó, ACBL không phải bên mua tài sản.
  • Nghị định 39/2014/NĐ-CP quy định về quyền sở hữu với mục đích đảm bảo thu hồi vốn trong thời gian cho thuê. Sau đấy, Saigonbook đã tất toán xong và nắm quyền sở hữu máy in nên hiện tại, ACBL không chịu trách nhiệm với tranh chấp này

Như vậy, dựa trên những căn cứ thực tế thì ACBL không còn nắm quyền sở hữu đối với tài sản này, không phải bên bán nhưng điều này đặt ra câu hỏi: Nếu như Saigonbook chưa tất toán toàn bộ khoản vay cho ACBL mà tranh chấp này lại phát sinh thì vấn đề về chủ sở hữu, về tư cách khởi kiện sẽ được giải quyết như thế nào?

Liên hệ Luật sư tư vấn:

Luật TLA là một trong những đơn vị luật sư hàng đầu, với đội ngũ luật sư, cán bộ nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, doanh nghiệp, hôn nhân và gia đình,… Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc về pháp lý của bạn. Nếu bạn còn thắc mắc về nội dung này, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp thắc mắc.

1. Luật sư Vũ Thị Phương Thanh, Giám đốc Công ty Luật TNHH TLA, Đoàn Luật sư Hà Nội, email: vtpthanh@tlalaw.vn;

2. Luật sư Trần Mỹ Lê, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật TNHH TLA, Đoàn Luật sư Hà Nội; email: tmle@tlalaw.vn

_Lê Minh Phương_

Bài liên quan