SỬ DỤNG HÓA ĐƠN ĐẦU VÀO NHƯ THẾ NÀO THÌ CÓ THỂ BỊ COI LÀ TRỐN THUẾ?

“Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp” và “trốn thuế” là hai tội có ranh giới vô cùng mong manh, dẫn đến việc người có hành vi vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy thu thuế hàng tỷ đồng theo quy định của pháp luật.

Theo bản án Sơ thẩm ngày 07/07/2023 và Bản án phúc thẩm số 282/2024/HC-PT ngày 12/04/2024 của TAND cấp cao tại TPHCM, vụ việc có thể được hiểu như sau: Công ty A có mua hàng hóa thực (thủy sản) từ thương lái để chế biến và xuất khẩu. Thay vì lập bảng kê 04 mua hàng không có hóa đơn (Chú thích: Hiện nay là bảng kê 01/TNDN) thì ký Hợp đồng ba bên, giao hàng tay ba, với bên bán và công ty trung gian. Bốn công ty trung gian xuất 216 hóa đơn GTGT để công ty Hải Bình ghi nhận hàng mua và kê khai khấu trừ hoàn thuế GTGT.

Đây là một hành vi thường thấy ở các doanh nghiệp, rõ ràng rằng việc sử dụng hóa đơn của bên thứ ba từ bốn đơn vị trung gian là sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, căn cứ theo theo quy định tại điểm 2.1.3, 2.1.5 khoản 2 Công văn số 7333/BTC-TCT ngày 24/6/2008 có quy định: Điểm 2.1.3. “Trường hợp cơ quan thuế kiểm tra và yêu cầu cơ sở kinh doanh chứng minh: Cơ sở kinh doanh có mua hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh; có hợp đồng mua bán, văn bản thanh lý hợp đồng (nếu có); có phiếu xuất, nhập kho, chứng từ thanh toán tiền và hạch toán kế toán theo đúng quy định; cơ sở kinh doanh có cam kết việc mua hàng hóa, dịch vụ là có thật hàng hóa, dịch vụ mua vào đã được bán ra có kê khai, nộp thuế, hạch toán kế toán đầy đủ và cơ sở kinh doanh chịu trách nhiệm trước pháp luật thì cơ quan thuế thực hiện ấn định chi phí mua hàng, chi phí mua dịch vụ được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN theo quy định điểm 7 Phần Đ Thông tư số 128/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003 đối với những trường hợp sử dụng hóa đơn bất hợp pháp để hạch toán vào chi phí trước ngày 1/7/2007, hoặc ấn định theo yếu tố chi phí mua hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại Điểm 2.1 Mục XII Phần B Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 nêu trên đối với những trường hợp sử dụng hóa đơn bất hợp pháp để hạch toán vào chi phí từ ngày 1/7/2007”.

Điểm 2.1.5 “Trường hợp việc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp nhưng không dẫn đến thiếu thuế, gian lận thuế, trốn thuế thì cơ sở kinh doanh bị phạt đối với hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp theo quy định tại khoản 4 Điều 14 hoặc khoản 3 Điều 15 Nghị định số 89/2002/NĐ-CP ngày 7/11/2002 của Chính phủ quy định về việc in, phát hành, quản lý, sử dụng hóa đơn”

Tuy nhiên, theo nguyên tắc “suy đoán vô tội”, bên buộc tội phải chứng minh được số thuế trốn là bao nhiêu. Ông H thắng kiện chung quy là ở chữ “thực”: mua hàng hóa thực, nhập kho thực, sản xuất thực, thanh toán thực, xuất khẩu thực… Ngoài ra, ông H cũng không bị xử phạt hành chính theo Công văn số 7333/BTC-TCT ngày 24/6/2008 vì đã hết thời hiệu do 20 năm đã qua.

Liên hệ Luật sư tư vấn:


Luật TLA là một trong những đơn vị luật sư hàng đầu, với đội ngũ luật sư, cán bộ nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, doanh nghiệp, hôn nhân và gia đình,… Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc về pháp lý của bạn. Nếu bạn còn thắc mắc về nội dung này, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp thắc mắc.

1. Luật sư Vũ Thị Phương Thanh, Giám đốc Công ty Luật TNHH TLA, Đoàn Luật sư Hà Nội, email: vtpthanh@tlalaw.vn;


2. Luật sư Trần Mỹ Lê, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật TNHH TLA, Đoàn Luật sư Hà Nội; email: tmle@tlalaw.vn.

– Lê Minh Phương –

Bài liên quan