Khái niệm về “phá sản”. Phân biệt khái niệm phá sản với khái niệm mất khả năng thanh toán.

Dưới góc độ pháp lý, phá sản là hiện tượng con nợ lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn và bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền (thường là Toà án) tuyên bố phá sản và phân chia tài sản còn lại của con nợ cho các chủ nợ theo thủ tục pháp luật quy định.

Hai là, phá sản là thủ tục pháp lý liên quan đến một tổ chức kinh doanh để giải quyết tình trạng mất khả năng thanh toán của tổ chức đó. Thủ tục pháp lý này được quy định bởi Luật phá sản và pháp luật có liên quan, được tiến hành từ khi có dấu hiệu tổ chức kinh doanh đó lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán (insolvency) và quá trình giải quyết tình trạng mất khả năng thanh toán được thực hiện có thể đưa đến những hệ quả khác nhau là phục hồi tổ chức kinh doanh (reorganization) hoặc thanh lý tài sản và chấm dứt hoạt động của tổ chức kinh doanh (liquidation hoặc winding-up).

Thuật ngữ phá sản tuy được sử dụng rộng rãi trong ngôn ngữ hàng ngày và trong khoa học pháp lý song cho đến nay vẫn chưa được chính thức giải thích trong các văn bản pháp luật về phá sản ở nước ta. Thay vào đó, thuật ngữ “tình trạng phá sản” được sử dụng và giải thích.

Luật phá sản hiện hành (Luật phá sản năm 2014) định nghĩa về phá sản tại Khoản 2, Điều 4 cụ thể như sau:

“Phá sản là khi tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị TAND ra quyết định tuyên bố là phá sản”

Ngoài ra, Luật Phá sản không quy định cụ thể mất khả năng thanh toán một khoản nợ bao nhiêu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản, bởi tình hình tài chính của các doanh nghiệp rất khác nhau. Có những doanh nghiệp nợ vài chục triệu nhưng không có cách gì để trả, trong khi cũng có doanh nghiệp nợ tới vài trăm triệu hoặc vài tỉ vẫn có khả năng thanh toán bình thường.

“Mất khả năng thanh toán” là một thuật ngữ khi một cá nhân hoặc tổ chức không còn có thể đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của mình đối với người cho vay khi các khoản nợ đến hạn. Trước khi một công ty hoặc một người mất khả năng thanh toán tiến hành các thủ tục tuyên bố phá sản, họ sẽ có các thỏa thuận không chính thức với các chủ nợ, chẳng hạn như các thỏa thuận thanh toán thay thế. Mất khả năng thanh toán có thể phát sinh từ việc quản lí tiền mặt kém, một sự sụt giảm mạnh trong dòng tiền hay chi phí tăng lên quá cao. 

 “Mất khả năng thanh toán” là chỉ một tình trạng xảy ra đối với doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp rơi vào tình trạng này thì thủ tục phá sản có thể sẽ được tiến hành.

=> Nếu một người hoặc một công ty mất khả năng thanh toán một thời gian đủ lâu có thể sẽ dẫn đến phá sản.

Liên hệ Luật sư tư vấn:

Luật TLA là một trong những đơn vị luật sư hàng đầu, với đội ngũ luật sư, cán bộ nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, doanh nghiệp, hôn nhân và gia đình,… Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc về pháp lý của bạn. Nếu bạn còn thắc mắc về nội dung này, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp thắc mắc.

1. Luật sư Vũ Thị Phương Thanh, Giám đốc Công ty Luật TNHH TLA, Đoàn Luật sư Hà Nội

Email: vtpthanh@tlalaw.vn;

2. Luật sư Trần Mỹ Lê, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật TNHH TLA, Đoàn Luật sư Hà Nội

Email: tmle@tlalaw.vn.

– Trần Quang Huy –

Bài liên quan