LÝ GIẢI NGUYÊN TẮC THẾ QUYỀN TRONG LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM 2022

Điều 16 Luật Kinh doanh Bảo hiểm 2022 quy định về các nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm, tuy nhiên tại khoản 4 Điều này quy định rằng: “4. Nguyên tắc thế quyền: người được bảo hiểm có trách nhiệm chuyển giao cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài quyền yêu cầu người thứ ba có hành vi gây thiệt hại chịu trách nhiệm bồi hoàn trong phạm vi số tiền bồi thường bảo hiểm. Nguyên tắc này không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và hợp đồng bảo hiểm sức khỏe” đã gây ít nhiều bối rối cho người đọc về nguyên tắc thế quyền là gì và tại sao không áp dụng trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khoẻ

Nguyên tắc thế quyền hay còn được gọi là nguyên tắc chuyển yêu cầu đòi bồi hoàn, nguyên tắc thế quyền giúp người tham gia bảo hiểm có quyền đòi bồi thường từ người chịu trách nhiệm việc gây ra tai nạn, tổn thất. Đồng thời nguyên tắc thế quyền có giá trị pháp lý cho phép công ty bảo hiểm lấy lại khoản tiền tương ứng từ người trực tiếp gây ra tai nạn tức khi đã thanh toán cho người được bảo hiểm, công ty bảo hiểm có quyền thay mặt người được bảo hiểm đi đòi người thứ ba có thể là bên gây tai nạn bồi thường lại cho công ty bảo hiểm. Nguyên tắc thế quyền trong bảo hiểm thực chất chính là nguyên tắc phái sinh trong chế định chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao nghĩa vụ trong Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, khoản 1 Điều 365 và khoản 1 Điều 370 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao nghĩa vụ như sau:

“Điều 365. Chuyển giao quyền yêu cầu
1. Bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ có thể chuyển giao quyền yêu cầu đó cho người thế quyền theo thỏa thuận, trừ trường hợp sau đây:
a) Quyền yêu cầu cấp dưỡng, yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín;
b) Bên có quyền và bên có nghĩa vụ có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định về việc không được chuyển giao quyền yêu cầu.

Điều 370. Chuyển giao nghĩa vụ
1. Bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ cho người thế nghĩa vụ nếu được bên có quyền đồng ý, trừ trường hợp nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của bên có nghĩa vụ hoặc pháp luật có quy định không được chuyển giao nghĩa vụ.”

Về mặt thực tiễn, đối tượng của bảo hiểm nhân thọ là tính mạng và sức khoẻ, hai yếu tố quan trọng nhất của một cuộc đời và đã mất đi rồi thì không thể kiếm lại để đòi bồi thường. Về mặt lý luận, quan hệ bảo hiểm cũng chính là quan hệ dân sự và phái sinh từ luật dân sự như đã lí giải bên trên, do đó việc Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định không áp dụng nguyên tắc thế quyền đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và hợp đồng bảo hiểm sức khỏe là phù hợp với nguyên tắc chuyển giao trong Bộ luật Dân sự 2015 là không chuyển giao quyền và nghĩa vụ gắn liền với nhân thân.

Liên hệ Luật sư tư vấn:
Luật TLA là một trong những đơn vị luật sư hàng đầu, với đội ngũ luật sư, cán bộ nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, doanh nghiệp, hôn nhân và gia đình,… Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc về pháp lý của bạn. Nếu bạn còn thắc mắc về nội dung này, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp thắc mắc.
Luật sư Vũ Thị Phương Thanh, Giám đốc Công ty Luật TNHH TLA, Đoàn Luật sư Hà Nội.
Email: vtpthanh@tlalaw.vn
Luật sư Trần Mỹ Lê, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật TNHH TLA, Đoàn Luật sư Hà Nội
Email: tmle@tlalaw.vn

Nguyễn Hương Huyền

Bài liên quan