Singapore, một trong những trung tâm tài chính và kinh doanh hàng đầu thế giới, thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư trên toàn cầu. Với vị trí địa lý chiến lược, một nền kinh tế mạnh mẽ và một môi trường kinh doanh thân thiện, Singapore đã trở thành điểm đến hấp dẫn cho việc đầu tư từ các doanh nghiệp và cá nhân. Mô hình phát triển ấn tượng của đất nước này, cùng với các chính sách hỗ trợ đầu tư và sự ổn định chính trị, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội lợi nhuận và đồng thời đảm bảo tính bền vững cho danh mục đầu tư của họ. Trong bối cảnh này, việc khám phá các cơ hội đầu tư ở Singapore trở nên đặc biệt hấp dẫn và đầy tiềm năng.
I. Tại sao nên đầu tư sang Singapore
- Môi trường kinh doanh ổn định: Singapore được biết đến với sự ổn định chính trị và pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. Hệ thống pháp lý minh bạch và công bằng giúp giảm thiểu rủi ro và tăng cường khả năng tìm kiếm lợi nhuận cho các doanh nghiệp.
- Singapore cung cấp môi trường lý tưởng để doanh nghiệp đầu tư vào: Nhờ chính sách mở cửa thương mại, thu hút dòng vốn đầu tư FDI cũng như chào đón doanh nghiệp nước ngoài thành lập công ty, chi nhánh.
- Singapore có một hệ thống thuế ưu đãi dành cho doanh nghiệp nước ngoài: Thuế suất thuế thu nhập cá nhân tại Singapore có tính chất lũy tiến và nằm trong khoảng từ 0% đến 22%. Các doanh nghiệp có trụ sở tại Singapore phải chịu mức thuế thu nhập doanh nghiệp cố định là 17% nhưng trong đó có nhiều ưu đãi về thuế và trợ cấp dành cho các doanh nghiệp có trụ sở tại Singapore.
II. Ưu đãi chính sách dành cho nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư sang Singapore
- Ưu đãi thuế theo từng ngành nghề: Những ngành được hưởng ưu đãi thuế tại Singapore là các dịch vụ tài chính; Ngân hàng; Quản lý quỹ; Du lịch; Vận chuyển và hàng hải; Các ngành thương mại toàn cầu; Bảo hiểm; Dịch vụ gia công; Nghiên cứu và phát triển; Hoạt động của trụ sở chính; Công ty hợp pháp; Thương mại điện tử; và Tổ chức sự kiện.
- Chương trình miễn thuế khởi nghiệp: Từ năm 2020, các công ty đủ điều kiện có thể được miễn thuế 75% cho 100.000 đô la Singapore (74.288 USD) thu nhập chịu thuế đầu tiên trong ba năm đầu tiên liên tiếp. 100.000 đô la Singapore (74.288 USD) thu nhập chịu thuế tiếp theo có thể được miễn thuế 50%. Tuy vậy, chương trình chỉ cho các đánh giá ba năm đầu tiên. Sau thời gian này, các công ty có thể đăng ký chương trình miễn thuế một phần (PTE).
- Điều kiện cho các doanh nghiệp gồm: Là cư dân cư trú hợp pháp tại Singapore; hoặc sở hữu không quá 20 cổ đông (trong trường hợp tất cả các cổ đông là cá nhân hoặc ít nhất một cổ đông kiểm soát 10% số cổ phần phát hành); không phải là công ty cổ phần đầu tư hoặc tham gia vào ngành phát triển bất động sản, để đầu tư hoặc để bán.
- Miễn thuế một phần: Các công ty không đủ điều kiện tham gia SUTE (miễn thuế 75% trong 03 năm đầu thành lập doanh nghiệp) có thể đủ điều kiện tham gia chương trình Miễn thuế một phần (PTE). Từ năm 2020, các doanh nghiệp có thể được miễn 75% cho 10.000 đô la Singapore (7.430 USD) thu nhập chịu thuế đầu tiên. Sau đó, mức miễn trừ 50% tiếp theo có thể được áp dụng cho 190.000 đô la Singapore (141.187 USD) tiếp theo.
- Và nhiều khoản ưu đãi cho vay khác như Chương trình cho vay vốn lưu động SME; Cho vay tài sản cố định SME;.v.v. (các khoản ưu đãi đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Singapore)
III. Một số hình thức doanh nghiệp có thể đăng ký mở tại Singapore.
Văn phòng đại diện | Chi nhánh | Công ty con | |
Cơ quan đăng ký | International Enterprise (IE) Singapore. | Cơ quan quản lý doanh nghiệp và kế toán ACRA | Cơ quan quản lý doanh nghiệp và kế toán ACRA |
Thực hiện đăng ký trực tuyến với phí 200$S | |||
Người đại diện theo pháp luật | Người đại diện do công ty mẹ chỉ định, có văn bản hợp pháp. Thư ký, người đại diện phải là người Singapore/thường trú tại Singapore. | Ít nhất 1 người đại diện là người mang quốc tịch Singapore/ người thường trú/người có thẻ lao động | Ít nhất 1 người đại diện là người mang quốc tịch Singapore/ người thường trú/người có thẻ lao động |
Điều kiện kèm theo khi đăng ký kinh doanh | – Thời gian hoạt động là 3 năm, hết 3 năm phải gia hạn- Không có tư cách pháp nhân, không được kinh doanh thương mại- Không cần nộp tờ khai thuế, quản lý doanh nghiệp cho nhà nước | – Phải có cùng điều lệ với công ty mẹ- Không được hưởng ưu đãi về thuế- Nợ, nghĩa vụ sẽ về với công ty mẹ- Phải thuê một công ty dịch vụ doanh nghiệp địa phương để hỗ trợ đăng ký văn phòng chi nhánh. | – Có tư cách pháp nhân, không liên quan đến công ty mẹ ở Việt Nam- Có thể được ưu đãi về thuế- Có điều lệ riêng- Phải thuê một công ty dịch vụ doanh nghiệp địa phương để hỗ trợ việc thành lập công ty con |
– Công ty mẹ có doanh thu tối thiểu: 250.000$S/năm- Hoạt động tối thiểu 3 năm- Có tối đa 5 nhân viên, người đại diện do công ty mẹ chỉ định |
IV. Hồ sơ, thủ tục, quy trình đầu tư tại Singapore dành cho nhà đầu tư Việt Nam (thành lập công ty)
Nếu muốn đầu tư vào Singapore, nhà đầu tư nước ngoài cần thực hiện hai hoạt động chính ở trong nước và tại Singapore để hoàn tất thủ tục đầu tư vào Singapore.
Bước 1: Xin giấy phép đầu tư sang Singapore tại Việt Nam.
Bước 2: Đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Singapore.
Bước 1: Quy trình, thủ tục xin đầu tư sang Singapore tại Việt Nam.
- Nhà đầu tư tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện về xin cấp mới dự án:
- Không nằm trong danh mục những ngành bị cấm đầu tư cũng như đáp ứng những điều kiện riêng của từng ngành nghề đầu tư có điều kiện như Quảng cáo, bảo hiểm,…;
- Có văn bản của cơ quan thuế chứng minh nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư. Thời điểm cơ quan thuế chấp thuận chậm nhất là 3 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ dự án đầu tư.;
- Giấy tờ chứng minh nguồn gốc khoản tiền chuyển đi đầu tư;
- Xin chấp thuận chủ trương đầu tư (nếu thuộc trường hợp phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư)
- Xin chấp thuận chủ trương đầu tư được quy định cụ thể tại Luật Đầu tư 2020. Một số trường hợp cần xin chấp thuận chủ trương đầu tư có thể kể đến đó là các dự án đầu tư với con số vốn lớn từ 20 nghìn tỷ đồng trở lên/dự án có cơ chế đặc biệt mà Quốc hội cần can thiệp để phê duyệt, hay những dự án nhỏ hơn với mức vốn 800 tỷ đồng trở lên/dự án có ngành nghề, điều kiện vốn 400 tỷ đồng trở lên.
- Các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư bao gồm: Thủ tướng chính phủ, Quốc hội, Ủy ban nhân dân Tỉnh và được quy định chi tiết tại Điều 30, 31, 32 Luật Đầu tư 2020.
- Hồ sơ xin chấp thuận chủ trương đầu tư.
- Theo khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư 2020 được hướng dẫn bởi Điều 31 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư do Nhà đầu tư đề xuất bao gồm
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư (bao gồm cả cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu dự án không được chấp thuận);
- Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
- Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau:
- Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư;
- Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ;
- Cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính;
- Bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; và/hoặc
- Tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.
- Đề xuất dự án đầu tư gồm: mục tiêu, quy mô, hình thức, địa điểm đầu tư; xác định sơ bộ vốn đầu tư, phương án huy động vốn, cơ cấu nguồn vốn; tiến độ thực hiện dự án, các giai đoạn đầu tư (nếu có); phân tích sơ bộ hiệu quả đầu tư của dự án;
- Lưu ý: Trong trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư;
- Theo khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư 2020 được hướng dẫn bởi Điều 31 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư do Nhà đầu tư đề xuất bao gồm
- Nộp hồ sơ xin được cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài
Bước 2: Quy trình thủ tục đăng ký công ty tại Singapore
- Chọn hình thức kinh doanh đáp ứng nhu cầu kinh doanh của bạn. Một số loại hình công ty phổ biến khi đầu tư vào Singapore đó là công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, các loại hình cho công ty nước ngoài (công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện).
- Đăng ký công ty của bạn với IE hoặc ACRA. Theo đó, bất kỳ ai trên 18 tuổi đều có thể đăng ký công ty tại Singapore, ví dụ như người dân Singapore, người có Thẻ Doanh nhân (EntrePass), Thẻ Lao động (EP) và Thẻ Người phụ thuộc (DP) và người nước ngoài có thể thành lập công ty tại Singapore.
- Mở tài khoản ngân hàng doanh nghiệp. Để đăng ký chính thức doanh nghiệp của bạn, chỉ cần gửi biểu mẫu đăng ký công ty và các tài liệu liên quan đến Cơ quan quản lý doanh nghiệp và kế toán của Singapore.
V. Lưu ý khi đầu tư sang Singapore
Pháp luật Việt Nam có quy định ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài và ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện. Không chỉ vậy, khi đầu tư vào Singapore, những ngành nghề dù có điều kiện hay không đều phải tuân thủ quy định pháp luật Singapore nếu thuộc ngành, nghề đầu tư có điều kiện theo pháp luật Singapore quy định. Bao gồm:
- Ma túy; pháo nổ; dịch vụ đòi nợ; các loại hóa chất, khoáng vật; mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên,…
- Ngành, nghề có công nghệ, sản phẩm thuộc đối tượng cấm xuất khẩu.
- Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của Singapore.
- Một số ngành nghề có điều kiện: chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàng, báo chí, phát thanh truyền hình, kinh doanh bất động sản.
VI. Dịch vụ đầu tư nước ngoài sang Singapore của TLA Law Firm.
- Tư Vấn Chuyên Sâu: Đội ngũ luật sư tài năng của TLA Law Firm cung cấp cho khách hàng những tư vấn chuyên sâu về cơ hội đầu tư tại Singapore, từ lập kế hoạch đầu tư đến thủ tục pháp lý và quản lý rủi ro.
- Miễn phí tư vấn về hợp đồng, quy định về pháp luật doanh nghiệp, pháp luật đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam và pháp luật doanh nghiệp, đầu tư của Singapore.
- Ưu Đãi Đặc Biệt: TLA Law Firm cam kết cung cấp dịch vụ chất lượng cao với mức phí cạnh tranh nhất, đảm bảo rằng mọi doanh nghiệp và cá nhân đều có cơ hội sử dụng dịch vụ pháp lý chất lượng mà không làm ảnh hưởng đến ngân sách của quý khách hàng.
- Để được tư vấn về hoạt động, hồ sơ, thủ tục, lưu ý khi đầu tư sang Singapore một cách chuyên nghiệp, chính xác.
- Quý khách liên hệ: Công ty Luật TNHH TLA
Luật sư Vũ Thị Phương Thanh, Giám đốc Công ty Luật TNHH TLA, Đoàn Luật sư Hà Nội, email: vtpthanh@tlalaw.vn
Luật sư Trần Mỹ Lê, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật TNHH TLA, Đoàn Luật sư Hà Nội; email: tmle@tlalaw.vn