LẤN CHIẾM ĐẤT NÔNG NGHIỆP CÓ THỂ BỊ PHẠT ĐẾN 2 TỶ ĐỒNG 

Trong bối cảnh phát triển kinh tế và nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng cao, việc lấn chiếm đất nông nghiệp trở thành một vấn đề nghiêm trọng ở Việt Nam. Theo Nghị định 91/2019/NĐ-CP và các sửa đổi, hành vi này đang gây ra những hậu quả đáng lo ngại và đối mặt với những hình phạt nặng nề từ pháp luật. Cùng TLA tìm hiểu

1. Lấn Chiếm Đất Nông Nghiệp: Định Nghĩa và Hậu Quả

Lấn chiếm đất nông nghiệp được xác định là hành vi dịch chuyển, thay đổi mốc hoặc ranh giới thửa đất đã được quy định nhằm chiếm dụng, mở rộng diện tích sử dụng đất. Đây là một hành vi vi phạm pháp luật, gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với cộng đồng và môi trường bởi:

Thứ nhật, gây thiệt hại môi trường: Việc lấn chiếm đất nông nghiệp thường đi kèm với việc phá hủy môi trường, làm thay đổi cơ cấu đất đai và ảnh hưởng đến sinh thái hệ. Điều này gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sự phát triển bền vững và an sinh xã hội.

Thứ hai, gây thiếu hụt lương thực: Đất nông nghiệp là nguồn tài nguyên quý báu cung cấp nguồn thực phẩm cho dân số. Khi bị lấn chiếm, diện tích trồng trọt giảm, dẫn đến sự thiếu hụt lương thực và tăng giá cả, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Thứ ba, gây ra xung đột xã hội: Việc tranh chấp đất đai và hậu quả của việc lấn chiếm đất nông nghiệp có thể dẫn đến xung đột xã hội, gây ra bất ổn và mất ổn định trong cộng đồng.

Theo khoản 1, 2  Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định:

“1. Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.

2. Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép;

b) Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép;

c) Sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp);

d) Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, nếu vi phạm ít nhất một trong những trường hợp trên, người thực hiện hành vi lấn chiếm đất nông nghiệp sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 04/2022/NĐ-CP 

2. Hình phạt đối với hành vi lấn chiếm đất nông nghiệp

Theo Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 04/2022/NĐ-CP, những đối tượng có hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp sẽ bị phạt theo đúng quy định pháp luật.

Loại đấtDiện tích đất lấn chiếmMức phạt tiền
Đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.Dưới 0,05 héc ta3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
Từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
Từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng
Từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng
Từ 01 héc ta trở lên50.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng
Đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.Dưới 0,02 héc ta3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
Từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng
Từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng
Từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta15.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng
Từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng 
Từ 01 héc ta trở lên60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng

Ngoài việc bị xử phạt hành chính như trên thì người lấn chấm đất nông nghiệp có thể bị xử phạt hình sự theo quy định tại Điều 228 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi và bổ sung năm 2017 về Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai như sau:

“1. Người nào lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”

Như vậy, người vi phạm có thể phải chịu khung hình phạt lên đến 7 năm tù và số tiền có thể phải nộp phạt cao nhất là 2 tỷ đồng do “Vi phạm các quy định về sử dụng đất đai”.

Liên hệ Luật sư tư vấn – Công ty Luật TNHH TLA

Luật TLA là một trong những đơn vị luật sư hàng đầu, với đội ngũ luật sư, cán bộ nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, doanh nghiệp, hôn nhân và gia đình,… Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc về pháp lý của bạn. Nếu bạn còn thắc mắc về nội dung này, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp thắc mắc.

Luật sư Vũ Thị Phương Thanh, Giám đốc Công ty Luật TNHH TLA, Đoàn Luật sư Hà Nội, email: vtpthanh@tlalaw.vn

Luật sư Trần Mỹ Lê, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật TNHH TLA, Đoàn Luật sư Hà Nội; email: tmle@tlalaw.vn

Bài liên quan