Đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp, vốn luôn là điều kiện đầu tiên và bắt buộc khi thành lập doanh nghiệp. Vốn của các doanh nghiệp có thể thuộc sở hữu nhà nước, cá nhân hoặc từ nước ngoài.
Hiện nay, khi một doanh nghiệp được thành lập và đi vào hoạt động, nó sẽ có một vài loại vốn sau:
- Các loại vốn khi đăng ký thành lập doanh nghiệp
- Căn cứ vào các loại vốn khi thành lập công ty, các loại vốn được chia là: vốn ngân sách nhà nước, vốn tư nhân, vốn từ nước ngoài.Các loại vốn này được căn cứ dựa trên người góp vốn
- Bên cạnh các loại vốn, chúng ta sẽ có thêm tài sản góp vốn bao gồm:: Đồng Việt Nam, Ngoại tệ tự do chuyển đổi, Vàng, Giá trị quyền sử dụng đất, Giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật.
- Khi đăng ký thành lập công ty, khách hàng cần phải xác định rõ các loại Tài sản góp vốn và tiền mà mình sẽ đầu tư. Sau khi góp vốn, khách hàng phải lập Biên bản góp vốn, chứng minh rằng mình đã chuyển quyền sở hữu tài sản cho công ty.
- Một số loại vốn khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động
- Vốn điều lệ
- Theo Điều 34 Khoản 5 luật doanh nghiệp 2020. Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần. Số vốn này được ghi vào trong điều lệ của công ty.
- Loại vốn này là bắt buộc khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. Trong số các loại vốn khi thành lập công ty, vốn điều lệ dường như có thể được tự do đăng ký tùy theo năng lực tài chính của chủ sở hữu. Thông thường, pháp luật Việt Nam không quy định về số vốn điều lệ tối thiểu (trừ 230 ngành nghề kinh doanh có điều kiện). Vậy nên các chủ doanh nghiệp cần cẩn thận lựa chọn số vốn điều lệ phù hợp doanh nghiệp và khả năng chi trả của mình.
- Vốn pháp định.
- Vốn pháp định là số vốn tối thiểu mà pháp luật yêu cầu khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong một số ngành nghề nhất định.
- Đối với một số ngành nghề nhất định, pháp luật Việt Nam quy định về số vốn tối thiểu. Các nhà đầu tư cần góp một số vốn nhất định cho doanh nghiệp mà họ đăng ký thành lập. Điều này chứng minh rằng họ có đủ khả năng tham gia vào hoạt động kinh doanh các mặt hàng có giá trị, có tính chất đặc biệt, và có thể chịu trách nhiệm với các hoạt động của mình. Ví dụ:
- Phục vụ hàng không cần vốn pháp định tối thiểu 30 tỷ vnd
- Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí) và bảo hiểm sức khỏe: 750 tỷ đồng Việt Nam.
Lưu ý: Cần phân định được vốn pháp định là một phần của vốn điều lệ
- Vốn pháp định có thể có hoặc không. Tuy nhiên nếu vốn pháp định tồn tại, các chủ sở hữu của công ty bắt buộc phải góp một số vốn không nhỏ hơn vốn pháp định để đủ điều kiện kinh doanh. trong khi đó, vốn điều lệ là một phần của vốn dùng để thực hiện hoạt động kinh doanh.Số vốn này do các nhà đầu tư tự nguyện góp vốn mà không có hạn chế nào.
- Pháp luật Việt Nam quy định thời hạn góp đủ vốn đối với doanh nghiệp mới thành lập là 90 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Liên hệ Luật sư tư vấn – Công ty Luật TNHH TLA
Luật TLA là một trong những đơn vị luật sư hàng đầu, với đội ngũ luật sư, cán bộ nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, doanh nghiệp, hôn nhân và gia đình,… Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc về pháp lý của bạn. Nếu bạn còn thắc mắc về nội dung này, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp thắc mắc.
Luật sư Vũ Thị Phương Thanh, Giám đốc Công ty Luật TNHH TLA, Đoàn Luật sư Hà Nội, email: vtpthanh@tlalaw.vn
Luật sư Trần Mỹ Lê, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật TNHH TLA, Đoàn Luật sư Hà Nội; email: tmle@tlalaw.vn