Việc chăm sóc, nuôi dạy con là trách nhiệm mà cha mẹ phải thực hiện, khoản 1 và khoản 2 Điều 69 luật Hôn nhân gia đình 2014 (HNGĐ) quy định:
“1.Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.”
Tuy vậy, trong trường hợp cha mẹ của những đứa trẻ quyết định ly hôn, thì trách nhiệm nuôi dạy, chăm sóc con cái cũng có chút thay đổi. Khi đó, đứa trẻ sẽ chỉ nhận được sự chăm sóc, nuôi dạy của một người hoặc cha hoặc mẹ của đứa trẻ ấy. Vậy luật quy định về việc nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi dưỡng đối với người nuôi dưỡng như thế nào? Và nếu đứa bé sống với mẹ thì người cha cần phải chu cấp bao nhiêu theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con cái sau khi ly hôn
Điều 81 Luật HNGĐ quy định rằng việc chăm sóc, nuôi dưỡng con cái chưa thành niên, con đã thành niên bị mất năng lực hành vi dân sự là quyền và cũng là nghĩa vụ của cả cha và mẹ. Khi này, vợ chồng sẽ tự thỏa thuận về người sẽ trực tiếp nuôi dưỡng con cái và các quyền, nghĩa vụ đối với con cái sau khi cả hai ly hôn. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được quyền và nghĩa vụ đối với con cái, tòa án sẽ xét các điều kiện của cha, mẹ giúp con phát triển tốt nhất và trực tiếp giao con cho người sẽ giúp con phát triển tốt nhất về mọi mặt trong quá trình phát triển. Đối với đứa trẻ trên 7 tuổi, tòa sẽ xem xét nguyện vọng muốn ở với ai của đứa trẻ để làm cơ sở xác định người trực tiếp nuôi dưỡng.
Tuy nhiên, có một trường hợp ngoại lệ, nếu người mẹ đáp ứng đủ các điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc con, người mẹ sẽ được ưu tiên trở thành người trực tiếp nuôi dưỡng con cái nếu đứa trẻ dưới 36 tháng tuổi. Khi người mẹ trở thành người trực tiếp nuôi con, người cha sẽ có trách nhiệm hỗ trợ vợ nuôi dưỡng con cái bằng cách trợ cấp nuôi dưỡng.
Số tiền trợ cấp nuôi dưỡng con của người chồng
Theo điều 116 luật HNGĐ, mức cấp dưỡng được xác nhận dựa trên cơ sở thỏa thuận của hai bên giữa cha và mẹ đứa trẻ. Mức cấp dưỡng này phải phù hợp với thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ vụ cấp dưỡng. Trường hợp không thỏa thuận được thì tòa án sẽ đứng ra xác định mức cấp dưỡng.
Hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn về việc định lượng rõ ràng mức cấp dưỡng này, nhưng sắp tới đây, theo dự thảo Nghị quyết của hội đồng thẩm phán TANDTC về hướng dẫn một số vấn đề về giải quyết tranh chấp hôn nhân và gia đinh, nghị quyết đã định lượng rõ ràng hơn về mức cấp dưỡng. Cụ thể, Điều 6 Dự thảo nghị quyết quy định:
“Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thỏa thuận. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì Tòa án quyết định mức cấp dưỡng ít nhất bằng 2/3 mức lương cơ sở và không được thấp hơn 30% mức thu nhập bình quân của người có nghĩa vụ cấp dưỡng trong 06 tháng liền kề.”
Nếu dự thảo nghị quyết trên được thông qua, đây sẽ là cơ sở tạo được sự thống nhất trong quá trình giải quyết của tòa án. (Ngoài ra, Án lệ số 62/2023/AL có thể được tham khảo trong trường hợp xác định mức cấp dưỡng hợp lý).
Liên hệ Luật sư tư vấn – Công ty Luật TNHH TLA
Luật TLA là một trong những đơn vị luật sư hàng đầu, với đội ngũ luật sư, cán bộ nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, doanh nghiệp, hôn nhân và gia đình,… Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc về pháp lý của bạn. Nếu bạn còn thắc mắc về nội dung: Mức bồi thường khi công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, sa thải trái pháp luật? Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp thắc mắc.
- Luật sư Vũ Thị Phương Thanh, Giám đốc Công ty Luật TNHH TLA, Đoàn Luật sư Hà Nội, email: vtpthanh@tlalaw.vn
- Luật sư Trần Mỹ Lê, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật TNHH TLA, Đoàn Luật sư Hà Nội; email: tmle@tlalaw.vn