Ly hôn là việc vợ chồng muốn chấm dứt quan hệ hôn nhân theo quyết định của Tòa án. Vậy trường hợp khi chồng bị tạm giam, vợ có được ly hôn không? Và thủ tục ly hôn sẽ như thế nào?
Quy định về yêu cầu ly hôn của người vợ khi chồng đang bị tạm giam
Theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật Hôn nhân gia đình 2014 (HNGĐ), vợ hoặc chồng hoặc cả vợ chồng đều có quyền yêu cầu ly hôn. Có nghĩa là, trong trường hợp muốn ly hôn, tòa án có thể xử lý theo yêu cầu của vợ chồng có thể cùng nhau thỏa thuận việc ly hôn hoặc chỉ một trong hai người hoặc vợ hoặc chồng muốn ly hôn.
Ngoài ra, theo quy định tại 56 Luật HNGĐ, tòa án sẽ giải quyết ly hôn khi một trong hai vợ chồng yêu cầu khi tình trạng hôn nhân của hai người rơi vào những tình huống như sau:
- Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng.
- Cả hai cảm thấy đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
- Một trong hai người bị tòa án tuyên bố là mất năng lực hành vi dân sự.
Theo đó, khi người chồng có hành vi bạo lực với vợ và các con mà có cơ sở pháp lý để các cơ quan có thẩm quyền tạm giam hoặc chồng bị tạm giam vì những lý do khác mà người vợ cảm thấy không thể tiếp tục kéo dài mối quan hệ vợ chồng, người vợ có quyền yêu cầu tòa án xử lý về việc đơn phương yêu cầu ly hôn.
Thủ tục ly hôn khi đơn phương từ người vợ khi chồng đang bị tạm giam
Về hồ sơ pháp lý cần thiết mà vợ cần chuẩn bị trước khi gửi đến tòa án:
- Đơn xin ly hôn;
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
- Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);
- Giấy khai sinh của các con (nếu có con chung, bản sao có chứng thực);
- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung (nếu có tài sản chung, bản sao có chứng thực).
- Các văn bản, quyết định về việc tạm giam của chồng (bản san có chứng thực)
Về quy trình, thủ tục cần phải làm:
Bước 1: Gửi hồ sơ pháp lý như trên đến tòa án có thẩm quyền giải quyết. Theo quy định tại khoản 1 Điều 35, Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự, tòa án có thẩm quyền giải quyết được xác định là tòa án cấp huyện nơi người gửi yêu cầu ly hôn cư trú (thường trú hoặc tạm trú) của người bị yêu cầu ly hôn.
Bước 2: Chờ đợi Tòa án thực hiện giải quyết vụ việc, thủ tục, thời hạn thực hiện giải quyết tuân thủ theo quy định của Bộ luật tố tụng. Trong trường hợp thông thường, thời gian giải quyết một vụ án ly hôn đơn phương thường là ít nhất 04 tháng. Tuy nhiên, thực tế có rất nhiều trường hợp thể kéo dài hơn tùy vào độ phức tạp của vụ việc.
Bước 3: Nộp án phí theo quy định của pháp luật. Theo Điều 24 Nghị quyết 326/2016, Nếu yêu cầu ly hôn không yêu cầu tòa án phân chia tài sản thì được xác định là ly hôn không có giá ngạch, và phải đóng khoản lệ phí là 300 ngàn đồng. Trường hợp có yêu cầu tòa án phân chia tài sản sẽ áp dụng tiền án phí theo quy định tại danh mục án phí, lệ phí đi kèm trong nghị quyết 326/2016
Liên hệ Luật sư tư vấn – Công ty Luật TNHH TLA
Luật TLA là một trong những đơn vị luật sư hàng đầu, với đội ngũ luật sư, cán bộ nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, doanh nghiệp, hôn nhân và gia đình,… Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc về pháp lý của bạn. Nếu bạn còn thắc mắc về nội dung: Mức bồi thường khi công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, sa thải trái pháp luật? Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp thắc mắc.
- Luật sư Vũ Thị Phương Thanh, Giám đốc Công ty Luật TNHH TLA, Đoàn Luật sư Hà Nội, email: vtpthanh@tlalaw.vn
- Luật sư Trần Mỹ Lê, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật TNHH TLA, Đoàn Luật sư Hà Nội; email: tmle@tlalaw.vn