Trong lĩnh vực đầu tư và kinh doanh, đặc biệt là đối với các nhà đầu tư nước ngoài, việc hiểu rõ các loại giấy phép và chứng nhận là rất quan trọng. Hai thuật ngữ thường gặp trong bối cảnh này là IRC và ERC. Mặc dù cả hai đều đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động đầu tư và kinh doanh, nhưng chúng có những đặc điểm và chức năng khác nhau.

IRC và ERC là gì?
IRC là viết tắt của từ Investment Registration Certificate là loại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (bằng giấy hoặc điện tử) được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho dự án của nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam, để xác nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư nước ngoài về dự án đầu tư đó.
ERC là viết tắt của Enterprise Registration Certificate về bản chất là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho doanh nghiệp có vốn từ nước ngoài sau khi họ hoàn thành đăng ký IRC để có thể chính thức hoạt động và đầu tư tại Việt Nam.
Phân biệt IRC với ERC
IRC | ERC | |
Mục đích | Chứng nhận cho doanh nghiệp nước ngoài có dự án đầu tư tại Việt Nam có thể thực hiện dự án gì, quy mô là như thế nào, quyền, nghĩa vụ và ưu đãi họ được hưởng,….. | Chứng nhận cho phép nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam để thực hiện hoạt động đầu tư của họ. |
Cơ quan cấp phép | Đối với các dự án đầu tư nước ngoài nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất,…. thì Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế Còn lại là do Sở Kế hoạch và đầu tư | Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương |
Điều kiện cấp phép | Dự án đầu tư nước ngoài không thuộc ngành nghề bị cấm đầu tư kinh doanh như kinh doanh hóa chất, khoáng vật; kinh doanh thực động vật hoang da; kinh doanh mại dâm,…Có địa điểm cụ thể nơi dự án đầu tư được thực hiệnDự án đầu tư nước ngoài phù hợp với quy hoạch mà Điều 33(3)(a) Luật đầu tư 2020 yêu cầu đó là phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh, cấp đô thị và cấp đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.Đạt yêu cầu về suất đầu tư trên một diện tích đất, số lượng lao động cần có (nếu được yêu cầu)Đạt yêu cầu liên quan tới tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài. | Đáp ứng yêu cầu về vốn đầu tư như đáp ứng yêu cầu về vốn tối thiểu nếu ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn tối thiểu, ví dụ: ngành đào tạo nghề yêu cầu vốn tối thiểu là 2 tỷ VNĐ. Đáp ứng các điều kiện chuyên môn, cụ thể của từng ngành nghề kinh doanh khácChuẩn bị đủ hồ sơ xin cấp ERC |
Thời gian cấp giấy | Đối với dự án cần xin chấp thuận chủ trương đầu tư: 05 ngàyĐối với dự án không cần xin chấp thuận chủ trương đầu tư: 15 ngày | 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ |
Nội dung giấy chứng nhận | Giấy IRC có các nội dung sau đây:Tên dự án đầu tư nước ngoàiThông tin của nhà đầu tư nước ngoài;Mã số dự án đầu tư nước ngoài; Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư; Địa điểm thực hiện dự án đầu tư, diện tích đất sử dụng cụ thể;Số vốn đầu tư của dự án đầu tư (gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động);Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư;Tiến độ thực hiện dự án đầu tư, bao gồm: (i) Tiến độ góp và huy động vốn; (ii) Tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động chủ yếu của dự án đầu tư.Đặc biệt, nếu dự án đầu tư chia thành từng giai đoạn thì phải quy định rõ ràng tiến độ thực hiện từng giai đoạn. Hình thức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và căn cứ, điều kiện áp dụng (nếu có). Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư (nếu có). | Giấy ERC có các nội dung sau đây:Tên doanh nghiệpĐịa chỉ doanh nghiệpSố vốn điều lệ của doanh nghiệpMã số thuế của doanh nghiệpThông tin người đại diện pháp luật (tên, ngày sinh, địa chỉ, chức vụ,…) |
Như vậy, việc phân biệt giữa IRC và ERC là rất cần thiết cho các nhà đầu tư, đặc biệt là những người đang tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại Việt Nam. Mỗi loại giấy chứng nhận đều có chức năng riêng và yêu cầu thủ tục khác nhau, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của doanh nghiệp. Bằng cách hiểu rõ sự khác biệt này, các nhà đầu tư có thể đảm bảo tuân thủ các quy định pháp lý và góp phần vào sự thành công của dự án đầu tư.
————————————————
Liên hệ Luật sư tư vấn:
Luật TLA là một trong những đơn vị luật sư hàng đầu, với đội ngũ luật sư, cán bộ nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, doanh nghiệp, hôn nhân và gia đình,… Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc về pháp lý của bạn. Nếu bạn còn thắc mắc về nội dung này, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp thắc mắc.
1. Luật sư Vũ Thị Phương Thanh, Giám đốc Công ty Luật TNHH TLA, Đoàn Luật sư Hà Nội,
email: vtpthanh@tlalaw.vn;
2. Luật sư Trần Mỹ Lê, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật TNHH TLA, Đoàn Luật sư Hà Nội;
email: tmle@tlalaw.vnCông ty Luật TNHH TLA
Địa chỉ: Tầng 7, số 6 Dương Đình Nghệ, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Website: https://tlalaw.com
Đinh Phương Thảo