Người uỷ quyền chết thì việc uỷ quyền có còn giá trị pháp lý không?

Khi một người thực hiện việc ủy quyền cho người khác, họ mong muốn giao quyền đại diện để thực hiện một số công việc nhất định theo thỏa thuận. Tuy nhiên, trong trường hợp người ủy quyền qua đời, nhiều người băn khoăn liệu hợp đồng ủy quyền có còn hiệu lực hay không? Việc này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của người được ủy quyền cũng như các bên liên quan. Bài viết này sẽ phân tích các quy định pháp luật hiện hành để làm rõ vấn đề trên.

1. Quy định pháp luật về uỷ quyền

Hiện không có định nghĩa cụ thể về uỷ quyền là gì mà chỉ có khái niệm hợp đồng uỷ quyền nêu tại Điều 562 Bộ Luật Dân sự 2015:

Hợp đồng uỷ quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền, bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

2. Thời gian uỷ quyền

Theo Điều 563 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

Thời hạn ủy quyền

Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.”

Tức thời hạn uỷ quyền sẽ được thực hiện theo thoả thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật. Nếu không thuộc một trong hai trường hợp nêu trên thì sẽ có hiệu lực trong vòng 01 năm kể từ ngày xác lập việc uỷ quyền.

3. Các hình thức uỷ quyền bằng văn bản

Tuy Luật dân sự chỉ quy định về Hợp đồng uỷ quyền, nhưng trên thực tế có hai kiểu uỷ quyền bằng văn bản phổ biến là uỷ quyền bằng Giấy Uỷ quyềnHợp đồng Uỷ quyền với những sự khác nhau cụ thể như sau:

Tiêu chíGiấy ủy quyềnHợp đồng ủy quyền
1. Khái niệmGiấy ủy quyền là hành vi pháp lý đơn phương của người ủy quyền, ghi nhận việc chỉ định người được ủy quyền đại diện mình thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi nhất định.Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, trong đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền. Bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật quy định (Điều 562 BLDS 2015).
2. Căn cứ pháp luậtChỉ được thừa nhận trong thực tế, không có văn bản quy định cụ thể.Căn cứ theo Bộ luật Dân sự 2015.
3. Chủ thểDo một mình người ủy quyền lập và ký (hay còn gọi là ủy quyền đơn phương).Cả bên ủy quyền và bên được ủy quyền cùng lập và ký hợp đồng.
4. Bản chấtLà hành vi pháp lý đơn phương, thường dùng trong các trường hợp cấp trên ủy quyền cho cấp dưới qua giấy ủy quyền.Là một hợp đồng có sự thỏa thuận, thống nhất ý chí giữa hai bên.
5. Ủy quyền lạiNgười được ủy quyền không được ủy quyền lại, trừ trường hợp pháp luật cho phép.Bên được ủy quyền chỉ có thể ủy quyền lại nếu được sự đồng ý của bên ủy quyền hoặc pháp luật có quy định.
6. Giá trị thực hiệnViệc lập giấy ủy quyền không yêu cầu sự tham gia của bên nhận ủy quyền và không bắt buộc họ phải thực hiện các công việc đã được ghi trong giấy.– Cần sự tham gia ký kết của cả hai bên.
– Bên nhận ủy quyền cần chấp thuận và có trách nhiệm thực hiện công việc theo hợp đồng, đồng thời có thể được trả thù lao nếu có thỏa thuận.
7. Thời hạn ủy quyềnDo người ủy quyền quy định hoặc theo pháp luật.Do các bên thỏa thuận hoặc theo quy định pháp luật. Nếu không có thỏa thuận hay quy định cụ thể, thời hạn mặc định là 1 năm kể từ ngày xác lập (Điều 563 BLDS 2015).
8. Đơn phương chấm dứt ủy quyềnNếu bên nhận ủy quyền không thực hiện công việc, bên ủy quyền không có quyền yêu cầu thực hiện hay bồi thường thiệt hại.Nếu bên được ủy quyền vi phạm nghĩa vụ, có thể bị yêu cầu bồi thường thiệt hại do đơn phương chấm dứt hợp đồng.

4. Tính pháp lý của việc uỷ quyền khi người uỷ quyền chết

Theo Bộ Luật Dân sự, Điều 385:

“Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”

Nguyên tắc cơ bản của hợp đồng và ủy quyền là sự đồng ý giữa hai bên được liên kết với nhau. Khi một trong hai bên mất đi, sự đồng ý đó không còn tồn tại nữa, điều này cũng tương tự diễn ra kể cả với giấy uỷ quyền. Khi người được ủy quyền chết, quyền và trách nhiệm mà người đó được ủy quyền sẽ không còn tồn tại. Thay vào đó, các vấn đề liên quan đến tài sản, quyền lợi và quản lý sau khi người được ủy quyền chết sẽ được quy định bởi các quy tắc di chúc hoặc quy định về thừa kế của pháp luật.

Kết luận lại, ủy quyền là một phương thức quan trọng trong quan hệ dân sự, được pháp luật quy định rõ ràng về hình thức, thời hạn và hiệu lực. Hiệu lực của ủy quyền có thể chấm dứt trong một số trường hợp nhất định, điển hình là khi người ủy quyền hoặc người được ủy quyền qua đời. Khi đó, quyền và nghĩa vụ phát sinh từ việc ủy quyền cũng không còn hiệu lực, trừ khi pháp luật có quy định khác.

Việc nắm rõ quy định pháp luật về ủy quyền không chỉ giúp các bên thực hiện đúng nghĩa vụ, quyền lợi của mình mà còn tránh được những rủi ro pháp lý có thể phát sinh trong quá trình thực hiện ủy quyền.

———————-

Liên hệ Luật sư tư vấn:
Luật TLA là một trong những đơn vị luật sư hàng đầu, với đội ngũ luật sư, cán bộ nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, doanh nghiệp, hôn nhân và gia đình,… Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc về pháp lý của bạn. Nếu bạn còn thắc mắc về nội dung này, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp thắc mắc.
1. Luật sư Vũ Thị Phương Thanh, Giám đốc Công ty Luật TNHH TLA, Đoàn Luật sư Hà Nội, 
email: vtpthanh@tlalaw.vn;
2. Luật sư Trần Mỹ Lê, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật TNHH TLA, Đoàn Luật sư Hà Nội; 
email: tmle@tlalaw.vn

Địa chỉ: Tầng 7, số 06 Dương Đình Nghệ, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Website: https://tlalaw.vn/
Hotline: 0906246464

Nguyễn Hương Huyền

Bài liên quan