CÁC LOẠI CỔ PHẦN Ở SINGAPORE

Singapore được biết đến là một trong những trung tâm tài chính sôi động của châu Á, với nhiều cơ hội đầu tư cho các nhà đầu tư có nhu cầu. Trong những cơ hội này, cổ phần được xem như là một hình thức phổ biến. Trong bài viết này, người viết sẽ trình bày các loại cổ phần hiện có ở Singapore và đặc điểm của từng loại. 

1. Ordinary share (Cổ phần phổ thông):

Cổ phần phổ thông (Ordinary share/ Common share/ Equity share) thể hiện quyền sở hữu của một chủ thể trong một doanh nghiệp và thường có quyền biểu quyết, cho phép cổ đông được tham gia vào việc ra quyết định của doanh nghiệp nhưng không có quyền yêu cầu cổ tức.

Phụ thuộc vào từng doanh nghiệp mà có thể có các loại cổ phần phổ thông khác nhau (ví dụ như “Cổ phần loại A”; “Cổ phần loại B”;…) với các quyền khác nhau. 

Hầu hết các cổ đông nắm giữ cổ phần phổ thông nhận được ít cổ tức hơn so với cổ đông nắm giữ cổ phần ưu đãi. Tuy nhiên, trách nhiệm pháp lý của cổ đông nắm giữ cổ phần phổ thông là hữu hạn, điều đó có nghĩa là tài sản cá nhân của họ không gặp rủi ro nếu doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính hoặc mất khả năng thanh toán.

Nếu một doanh nghiệp đang huy động vốn để phát triển hoặc tăng trưởng kinh doanh bằng cách bán cổ phần sở hữu cho các nhà đầu tư, phát hành cổ phần phổ thông sẽ là phương án để bắt đầu. Các cổ phần này sẽ đóng vai trò là công cụ để doanh nghiệp tiếp cận các nguồn tài chính tiềm năng và gắn kết lợi ích với các cổ đông để hỗ trợ các kế hoạch tăng trưởng.

2. Preference share (Cổ phần ưu đãi):

Cổ phần ưu đãi (Preference share) mang lại cho chủ thể sở hữu quyền ưu tiên hơn cổ phần phổ thông. Điều này có nghĩa là trong trường hợp phân phối lợi nhuận hoặc thanh lý, cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi sẽ nhận được cổ tức hoặc tài sản của họ trước cổ đông sở hữu cổ phần phổ thông.

Cổ phần ưu đãi thường không có quyền biểu quyết, nhưng quyền biểu quyết mở rộng có thể được bao gồm vào tùy theo thỏa thuận. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể nắm giữ được nhiều quyền kiểm soát hơn đối với hoạt động kinh doanh của mình.

Nhìn chung, cổ phần ưu đãi nên được phát hành nếu doanh nghiệp muốn thu hút nguồn vốn từ các nhà đầu tư bảo thủ đang tìm kiếm nguồn thu nhập ổn định, ít rủi ro và được ưu tiên hơn các cổ đông khác trong việc trả cổ tức và phân phối tài sản.

Ở Singapore, cổ phần ưu đãi có cả hai loại phổ biến sau đây:

a) Redeemable preference shares (Cổ phần ưu đãi hoàn lại):

Cổ phần ưu đãi hoàn lại là cổ phần mà công ty có thể mua lại với một mức giá cố định trong tương lai. Những cổ phần này có thể được mua lại vào một ngày được xác định cụ thể hoặc theo quyết định của hội đồng quản trị với giá trị đã thỏa thuận. Tuy nhiên, công ty phải hoạt động liên tục (có khả năng đáp ứng các nghĩa vụ của mình và tiếp tục kinh doanh trong tương lai gần) để đáp ứng được đủ điều kiện.

Khi doanh nghiệp quyết định trả tiền hoàn lại cho cổ đông, việc phát hành cổ phần mới có thể được thực hiện trong trường hợp này. Nhờ vào Dịch vụ điện tử “Thông báo mua lại cổ phần ưu đãi hoàn lại” do BizFile+ cung cấp, hội đồng quản trị phải nộp báo cáo khả năng thanh toán cho Cơ quan quản lý doanh nghiệp và kế toán (ACRA).

b) Convertible Preference Shares (Cổ phần ưu đãi cổ tức):

Cổ phần ưu đãi cổ tức có thể được chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo tỷ lệ đã định trước trong tương lai. Những cổ phần này thường có quyền nhận cổ tức cố định trong một thời hạn cụ thể. Doanh nghiệp có thể chọn chuyển đổi những cổ phần này hoặc để nguyên như cũ khi thời hạn kết thúc.

Giá chuyển đổi cần phải được quy định cụ thể trong điều lệ công ty. Nếu giá cổ phần phổ thông tăng thì giá chuyển đổi vẫn sẽ không đổi và không thể điều chỉnh được. Về cơ bản nó cho phép cổ đông mua cổ phần phổ thông ở mức giá thấp hơn.

Nếu doanh nghiệp có nhu cầu muốn thu hút các nhà đầu tư đang tìm kiếm mức cổ tức cổ định và lựa chọn được chuyển đổi cổ phần của họ thành cổ phần phổ thông trong tương lai thì đây là loại cổ phần phù hợp nhất.

3. Treasury Share (Cổ phần quỹ):

Cổ phần quỹ (Treasury Share) là cổ phần được doanh nghiệp mua lại và nắm giữ. Mặc dù doanh nghiệp được liệt kê là chủ sở hữu cổ phần quỹ nhưng không có quyền tham dự, biểu quyết tại các cuộc họp và không được nhận cổ tức. Những cổ phần này có thể được bán lại cho công chúng trong tương lai hoặc được sử dụng để trả thù lao cho người lao động.

Một doanh nghiệp được quyền nắm giữ không quá 10% cổ phần phổ thông của mình dưới dạng cổ phần quỹ. Số lượng cổ phần quỹ vượt quá phải bị hủy bỏ hoặc xử lý trong vòng 6 tháng (tức là hơn 10% tổng số cổ phần phổ thông).

Trong trường hợp cần thiết, công ty có quyền chọn bán, hủy bỏ hoặc chuyển nhượng cổ phần quỹ dựa trên “Thông báo hủy bỏ hoặc xử lý cổ phiếu quỹ căn cứ theo mục 76K (Đạo luật Công ty).”

Tóm tắt tổng quan:

Loại cổ phần Ý nghĩa Quyền biểu quyết Ưu tiên cổ tức Hoàn lại Chuyển đổi
Cổ phần phổ thông Thể hiện quyền sở hữu trong doanh nghiệp Thấp nhất Không Không
Cổ phần ưu đãi Cổ phần có quyền ưu đãi Có thể Cao hơn Không Không
Cổ phần ưu đãi hoàn lại Có thể được mua lại bởi doanh nghiệp Có thể Phụ thuộc, nhưng cao hơn thông thường Không
Cổ phần ưu đãi cổ tức Có thể chuyển đổi thành tài sản khác với tỷ lệ đã định trước Có thể Phụ thuộc, nhưng cao hơn thông thường Không
Cổ phần quỹ Cổ phần được công ty mua lại và nắm giữ Không Không có Không

Liên hệ Luật sư tư vấn – Công ty Luật TNHH TLA

Luật TLA là một trong những đơn vị luật sư hàng đầu, với đội ngũ luật sư, cán bộ nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, doanh nghiệp, hôn nhân và gia đình,… Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc về pháp lý của bạn. Nếu bạn còn thắc mắc về nội dung này, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp thắc mắc.

Luật sư Vũ Thị Phương Thanh, Giám đốc Công ty Luật TNHH TLA, Đoàn Luật sư Hà Nội, email: vtpthanh@tlalaw.vn

Luật sư Trần Mỹ Lê, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật TNHH TLA, Đoàn Luật sư Hà Nội; email: tmle@tlalaw.vncởdoanh

Bài liên quan