VỢ ĐI NƯỚC NGOÀI CÓ ĐƯỢC ỦY QUYỀN CHO NGƯỜI KHÁC THỰC HIỆN THỦ TỤC LY HÔN VỚI CHỒNG KHÔNG

Vợ hoặc chồng đang muốn muốn thực hiện thủ tục ly hôn nhưng không đang ở Việt Nam thì có được ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục ly hôn hay không? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm bởi trong thế giới mở như hiện nay thì việc làm việc, định cư ở nước ngoài đã không còn quá xa lạ đối với mọi người. Vậy pháp luật quy định thế nào về việc này.

Ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục ly hôn.

Ủy quyền là việc các bên thỏa thuận giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền, theo đó bên được ủy quyền sẽ làm các công việc mà bên ủy quyền giao phó. Theo Điều 135 Bộ luật Dân sự 2015, ủy quyền là một trong hai hình thức đại diện mà pháp luật quy định.  

Việc ly hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình là việc mà vợ chồng sẽ chấm dứt quan hệ hôn nhân dựa trên bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án.

Từ hai điều trên, có thể suy luận rằng, ủy quyền cho người khác thực hiện ly hôn là việc mà vợ, chồng hoặc cả vợ và chồng ủy quyền cho người đại diện tiến hành các thủ tục ly hôn.

Vậy ủy quyền cho người khác đại diện thực hiện thủ tục ly hôn có được phép không?

Theo quy định khoản 4 Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định rằng:

Người đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự. Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật hôn nhân và gia đình thì họ là người đại diện.

Có thể thấy, luật không cho phép vợ, chồng hoặc cả vợ và chồng được ủy quyền tham gia tố tụng khi yêu cầu ly hôn. Điều này xuất phát từ việc quyền kết hôn, ly hôn thuộc về nhân thân của mỗi người, do vậy mà luật không cho phép được ủy quyền đại diện các chủ thể trong việc giải quyết ly hôn.

Tuy vậy, trong trường hợp ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51, nghĩa là bên thứ ba là cha, mẹ người thân thích của vợ, chồng yêu cầu giải quyết ly hôn với lý do vợ hoặc chồng mắc các bệnh tâm thần, không làm chủ được nhận thức, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do vợ, chồng gây ra dẫn đến ảnh hưởng lớn đến tính mạng, sức khỏe và tinh thần thì chính người yêu cầu đó sẽ là đại diện cho vợ, chồng bị ảnh hưởng.

Vậy thì vợ, chồng đi nước ngoài thì có được nhận ủy quyền ly hôn hay không ?

Có thể thấy, về cơ bản, luật chỉ cho phép có người ủy quyền là người thân thích, cha mẹ khi họ là người yêu cầu ly hôn theo quy định tại Điều 51, tất cả các trường hợp còn lại, khi vợ chồng muốn giải quyết ly hôn cần phải trực tiếp tham gia vào việc tố tụng mới được tòa án chấp nhận giải quyết. 

Ngoài ra, tuy rằng vợ chồng không được ủy quyền cho người khác thay mình tham gia vào thủ tục hôn nhân, nhưng luật lại không có quy định về việc vợ chồng nhận ủy quyền cho người khác nộp đơn ly hôn thay cho mình. Do vậy, vợ, chồng khi thực hiện thủ tục ly hôn vẫn có thể ủy quyền cho người khác tham gia vào việc nộp hồ sơ ly hôn tại tòa án.

Liên hệ Luật sư tư vấn – Công ty Luật TNHH TLA

Luật TLA là một trong những đơn vị luật sư hàng đầu, với đội ngũ luật sư, cán bộ nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, doanh nghiệp, hôn nhân và gia đình,… Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc về pháp lý của bạn. Nêu bạn còn thắc mắc về nội dung: Vợ đi nước ngoài có được ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục ly hôn với chồng không? Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp thắc mắc.

  • Luật sư Vũ Thị Phương Thanh, Giám đốc Công ty Luật TNHH TLA, Đoàn Luật sư Hà Nội, email: vtpthanh@tlalaw.vn;
  • Luật sư Trần Mỹ Lê, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật TNHH TLA, Đoàn Luật sư Hà Nội; email: tmle@tlalaw.vn.

Trân trọng!

Bài liên quan