Tòa án nhân dân tối cao dự thảo về các tình tiết giảm nhẹ chưa quy định tại Bộ luật hình sự 2015

TAND Tối cao đang lấy ý kiến góp ý đối với Dự thảo Nghị quyết hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 51 (tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự) và Điều 52 (tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự) của BLHS 2015. Những quan điểm điều chỉnh này không chỉ thể hiện sự phản ánh của pháp luật với thực tế xã hội mà còn tạo ra cơ hội cho sự công bằng và công lý trong hệ thống pháp luật của chúng ta. Bài viết tập trung để đưa ra khái niệm tình tiết giảm nhẹ và phân tích về nhóm các tình tiết giảm nhẹ mới được quy định tại khoản 1 Điều 51 BLHS

I. Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

  1. Khái niệm về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
    • Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là một chế định quan trọng trong pháp luật hình sự Việt Nam thể hiện được nguyên tắc nhân đạo của Nhà nước ta.
    • Hiện nay, Bộ luật Hình sự 2015 (BLHS) cũng như các văn bản hướng dẫn chưa có một định nghĩa pháp lý của khái niệm như nào thì được coi là “tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự” dẫn đến nhiều cách hiểu và áp dụng khác nhau trong thực tiễn xét xử.
  2. Các quan điểm về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
    • Quan điểm thứ nhất: “Các tình tiết giảm nhẹ TNHS là những tình tiết được quy định trong BLHS hoặc do Toà án phản ánh mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, khả năng cải tạo, giáo dục người phạm tội cũng như hoàn cảnh đặc biệt của họ. Những tình tiết này có ý nghĩa làm giảm mức độ TNHS của người phạm tội” (1)
    • Quan điểm thứ hai: “Các tình tiết giảm nhẹ TNHS là các tình tiết trong một vụ án cụ thể mà nó sẽ làm giảm TNHS của người phạm tội trong một khung hình phạt” (2)
    • Quan điểm thứ ba: “Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự là những tình tiết không có ý nghĩa về mặt định tội, định khung hình phạt mà chỉ có tác dụng làm tăng hoặc giảm mức độ TNHS trong một phạm vi một khung hình phạt nhất định” (3)
  3. Phân biệt các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự với các tình tiết là dấu hiệu định khung hình phạt
    • Các tình tiết là dấu hiệu định khung hình phạt thực chất là dấu hiệu cấu thành tội phạm, nhưng nó là dấu hiệu của cấu thành khác loại (cấu thành tăng nặng hoặc cấu thành giảm nhẹ). Về cấu thành tội phạm, khoa học luật hình sự chia ra làm ba loại: Cấu thành cơ bản, cấu thành tăng nặng và cấu thành giảm nhẹ.
    • Cấu thành cơ bản là cấu thành không có các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS. Ví dụ: Khoản 1 Điều 173 BLHS năm 2015 (Tội trộm cắp tài sản). Loại cấu thành này, về cơ bản đã bao hàm đầy đủ những yếu tố cấu thành Tội trộm cắp tài sản (chủ thể, khách thể, mặt khách quan và mặt chủ quan), tức là một người có đủ năng lực TNHS, có hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt, hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
    • Cấu thành giảm nhẹ là cấu thành nếu có một hoặc một số tình tiết khác ngoài những tình tiết đã được quy định trong cấu thành cơ bản và những tình tiết này làm cho tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội ít nguy hiểm hơn so với trường hợp không có tình tiết này, cấu thành giảm nhẹ bao giờ cũng có khung hình phạt nhẹ hơn so với cấu thành cơ bản. Ví dụ, khoản 1 Điều 119 (Tội chống phá cơ sở giam giữ) là cấu thành cơ bản có khung hình phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. Nhưng nếu người phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng thì thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 119 là cấu thành giảm nhẹ, có khung hình phạt từ 03 năm đến 10 năm tù.
    • Cấu thành giảm nhẹ là cấu thành nếu có một hoặc một số tình tiết khác ngoài những tình tiết đã được quy định trong cấu thành cơ bản và những tình tiết này làm cho tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội ít nguy hiểm hơn so với trường hợp không có tình tiết này, cấu thành giảm nhẹ bao giờ cũng có khung hình phạt nhẹ hơn so với cấu thành cơ bản. Ví dụ, khoản 1 Điều 119 (Tội chống phá cơ sở giam giữ) là cấu thành cơ bản có khung hình phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. Nhưng nếu người phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng thì thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 119 là cấu thành giảm nhẹ, có khung hình phạt từ 03 năm đến 10 năm tù.

II. Dự thảo về 06 tình tiết có thể coi là giảm nhẹ tại Điều 51 Bộ Luật hình sự 2015

  1. Thiệt hại do lỗi của người thứ ba;
  2. Người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của người bị hại xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo trong trường hợp chỉ gây tổn hại về sức khoẻ của người bị hại, gây thiệt hại về tài sản;
  3. Phạm tội trong trường hợp vì phục vụ yêu cầu công tác đột xuất như đi chống bão, lụt, cấp cứu;
  4. Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế được cấp có thẩm quyền xác nhận, nhưng vì lý do khách quan chưa kê khai đề nghị nên chưa có Huân, huy chương;
  5. Bị cáo có nhiều con còn nhỏ, vợ không có công ăn việc làm, gia đình khó khăn hoặc bị cáo được khen thưởng của Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện, Công ty, xí nghiệp tặng giấy khen;
  6. Bị cáo có bà ngoại là người được Nhà nước tặng danh hiệu Người mẹ Việt Nam anh hùng hoặc có cha, mẹ được tặng thưởng nhiều giấy khen, bằng khen trong quá trình học tập và công tác.

III. Đề xuất hướng dẫn nhiều tình tiết giảm nhẹ

Theo điều 51, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự gồm người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm; người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả; Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết; v.v…

  1. Phân tích về tình tiết phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
    • Không phải do tự mình gây ra, dự thảo nêu rõ là trường hợp không phải lợi dụng hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà phạm tội.
    • Hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không phải do người phạm tội tự gây ra và có thể do thiên tai, địch họa hoặc do nguyên nhân khác gây ra (có thể do người khác gây ra).
    • Chỉ áp dụng tình tiết này khi có đầy đủ hai điều kiện “phải do hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà phạm tội”“hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không phải do người phạm tội tự gây ra”.
  2. Phân tích Về tình tiết người phạm tội tích cực hợp tác
    • Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án.
    • Chúng ta có thể hiểu là trường hợp người phạm tội có những hành vi, lời khai thể hiện sự hợp tác tích cực với cơ quan có trách nhiệm trong việc nhanh chóng làm sáng tỏ vụ án, giúp các cơ quan này phát hiện thêm tội phạm mới hoặc đồng phạm mới…
  3. Phân tích về tình tiết người phạm tội đã lập công chuộc tội.
    • Là trường hợp sau khi thực hiện tội phạm cho đến trước khi bị xét xử (sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm), người phạm tội không những ăn năn, hối cải, tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm do họ thực hiện, mà họ còn có những hành động giúp đỡ cơ quan có thẩm quyền phát hiện, ngăn chặn tội phạm khác…
    • Điều này phải được chứng minh qua các hành vi cụ thể, do ý chí của tội phạm và chính họ thực hiện bằng khả năng của họ.

IV. Liên hệ Luật sư tư vấn – Công ty Luật TNHH TLA

Luật TLA là một trong những đơn vị luật sư hàng đầu, với đội ngũ luật sư, cán bộ nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, doanh nghiệp, hôn nhân và gia đình,… Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc về pháp lý của bạn. Nếu bạn còn thắc mắc về nội dung này, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp thắc mắc.

Luật sư Vũ Thị Phương Thanh, Giám đốc Công ty Luật TNHH TLA, Đoàn Luật sư Hà Nội, email: vtpthanh@tlalaw.vn

Luật sư Trần Mỹ Lê, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật TNHH TLA, Đoàn Luật sư Hà Nội; email: tmle@tlalaw.vn

Bài liên quan