Thực hiện đầu tư ở Việt Nam đối với nhà đầu tư nước ngoài

Quá trình thực hiện đầu tư ở Việt Nam yêu cầu quý khách hàng chuẩn bị một kế hoạch cẩn thận, thẩm định kỹ càng bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Dù thủ tục đầu tư tại Việt Nam có đôi chút phức tạp, nhưng đây là một thị trường đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư nước ngoài trên nhiều lĩnh vực: sản xuất, hạ tầng, công nghệ, đồ tiêu dùng và dịch vụ.

Đầu tiên, Việt Nam cung cấp nhiều lựa chọn cho nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam, TLA xin được liệt kê một số phương pháp:

  • Thành lập doanh nghiệp mới
  • Đầu tư thông qua hình thức M&A (mua bán, sáp nhập doanh nghiệp)
  • Một số hình thức đầu tư khác ( ví dụ như: tham gia vào hợp đồng kinh doanh giữa các công ty, mua lại cổ phần của doanh nghiệp thông qua đầu tư gián tiếp)

Các loại hình doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam như là:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 hoặc hai thành viên trở lên
  • Công ty cổ phần
  • Công ty hợp danh
  • Hợp đồng hợp tác kinh doanh
  • Hợp đồng quan hệ đối tác công – tư

I. Các hình thức đầu tư

Căn cứ tại Điều 21 Luật Đầu tư 2020, TLA mang đến cho người đọc một vài loại hình đầu tư phổ biến. Theo Luật Đầu tư, khách hàng có thể chọn các hình thức đầu tư sau:

  1. Thành lập doanh nghiệp mới: Các loại hình công ty phổ biến dành cho nhà đầu tư nước ngoài bao gồm: Công ty Trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên/hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, Công ty hợp danh (theo Luật Doanh nghiệp 2020). Điều kiện tiên quyết: Các nhà đầu tư phải có dự án đầu tư nhất định để đầu tư.
  2. Thực hiện dự án đầu tư: Nhà đầu tư nước ngoài sau khi đã thành lập tại Việt Nam có thể thực hiện nhiều sự án đầu tư, trong đó bao gồm thành lập tổ chức kinh tế khác
    • Theo Điều 23 Luật Đầu tư 2020, Nếu khác hàng có mong muốn thực hiện thủ tục đầu tư dành cho nhà đầu tư trong nước hoặc thủ tục đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài thì nó phụ thuộc vào tỷ lệ sở hữu vốn nước ngoài
  3. Góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý tổ chức kinh tế đó:
    Các nhà đầu tư có thể thông qua hình thức đầu tư như là: góp vốn vào một doanh nghiệp khác, mua lại cổ phần hoặc phần vốn góp. Các giao dịch này diễn ra để tối ưu hóa cơ cấu tổ chức, tăng cường giá trị cho cổ đông, và mở rộng quy mô kinh doanh của toàn doanh nghiệp.
  4. Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC)
    BCC là 1 hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư với nhau, được gọi là hợp đồng hợp tác. Hợp đồng này thường chỉ phân phối lợi nhuận và sản phẩm mà không cần thành lập bất kỳ tổ chức kinh tế nào.

TLA xin cung cấp hai (02) hình thức đầu tư, đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp:

Đầu tư trực tiếpĐầu tư gián tiếp
Thành lập một doanh nghiệp mới theo đúng quy định pháp luậtMua lại cổ phần, cổ phiếu, các loại giấy tờ có giá khác của công ty trên thị trường chứng khoán.
Đầu tư bằng cách mua lại cổ phần/vốn của một công ty hiện hữu. Thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán 

Đầu tư thông qua hình thức đối tác công tư (PPP) với cơ quan nhà nước Việt Nam (ví dụ: Hợp đồng Xây dựng – kinh doanh – chuyển giao BOT; hợp đồng Xây dựng – chuyển giao – kinh doanh BTO; hợp đồng Xây dựng – chuyển giao BT;…)
Đầu tư gián tiếp thông qua các tổ chức tài chính trung gian

Hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC được ký kết với những nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài

II. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Theo Điều 39 Luật đầu tư 2020. TLA xin cung cấp thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của cơ quan nhà nước.

Giấy phépCơ quan có thẩm quyền cấp
Dự án đầu tư thuộc: Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tếBan quản lý tại nơi đó
Dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tếSở kế hoạch và đầu tư

+  Dự án đầu tư thực hiện tại 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên+ Dự án đầu tư thực hiện ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.+ Dự án đầu tư tại những nơi chưa thành lập Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế hoặc không thuộc phạm vi quản lý của họCơ quan đăng ký đầu tư nơi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư, đặt hoặc dự kiến đặt văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư

Đối với dự án có quy mô lớn, một số lĩnh vực đặc thù phải được UBND tỉnh, Thủ tướng Chính phủ hoặc Quốc hội phê duyệt (Điều 30 – 32 Luật đầu tư 2020)

Thủ tục đăng ký kinh doanh: Áp dụng đối với lĩnh vực đầu tư, kinh doanh có điều kiện. Nhà đầu tư thực hiện việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại cơ quan chuyên môn.

III. Ngành nghề và điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài

  1. Trên cơ sở rà soát tập hợp điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài trong các ngành, nghề quy đinh tại Phụ lục I Nghị đinh số 31/2021 NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 quy đinh chi tiết và hướng dẫn thi hành một sổ điều của Luật Đầu tư, Bộ Kế hoạch vã Đẩu tư công bố Danh mục ngành nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm:
    • Danh mục A: Ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài;
    • Danh mục B: Ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhã đầu tư nước ngoài.
  2. Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài bao gồm:
    • Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;
    • Hình thức đầu tư;
    • Phạm vi hoạt động đầu tư;
    • Năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;
    • Điều kiện khác theo quy đinh tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
  3. Căn cứ tổng hợp các điều kiện hạn chế tiếp cận thị trường tại Danh mục A và B, gồm:
    1. Quy đinh tại các điều ước quốc tế về đầu tư bao gồm:
      • Biểu cam kết cụ thể về thương mại dịch vụ của Việt Nam trong WTO;
      • Hiệp định Đầu tư Toàn diện ASEAN (ACIA);
      • Hiệp định khung ASEAN về Dịch vụ – AFAS (Gói thứ 10);
      • Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA);
      • Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA);
      • Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA);
      • Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP);
    2. Quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ.
  4. Nguyên tắc áp dụng
    1. Đối tượng áp dụng, nguyên tắc áp dụng Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài được quy định tại Điều 16 và Điều 17 Nghị đinh số 31/2021NĐ-CP. Việc đăng tải, cập nhật điều kiện tiếp cận thi trường đối với nhà đầu tư nước ngoài thực hiện theo quy đinh tại Điều 18 Nghị định số 31/2021 NĐ-CP.
    2. Trường hợp có nội dung khác nhau giữa Danh mục ngành nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài với các quỵ định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì thực hiện theo quy đinh tại tại luật, nghị quyết, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế.

IV. Dịch vụ đầu tư nước ngoài sang Singapore của TLA Law Firm.

  • Tư Vấn Chuyên Sâu: Đội ngũ luật sư tài năng của TLA Law Firm cung cấp cho khách hàng những tư vấn chuyên sâu về cơ hội đầu tư tại Singapore, từ lập kế hoạch đầu tư đến thủ tục pháp lý và quản lý rủi ro.
  • Miễn phí tư vấn về hợp đồng, quy định về pháp luật doanh nghiệp, pháp luật đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam và pháp luật doanh nghiệp, đầu tư của Singapore.
  • Ưu Đãi Đặc Biệt: TLA Law Firm cam kết cung cấp dịch vụ chất lượng cao với mức phí cạnh tranh nhất, đảm bảo rằng mọi doanh nghiệp và cá nhân đều có cơ hội sử dụng dịch vụ pháp lý chất lượng mà không làm ảnh hưởng đến ngân sách của quý khách hàng. 
  • Để được tư vấn về hoạt động, hồ sơ, thủ tục, lưu ý khi đầu tư sang Singapore một cách chuyên nghiệp, chính xác.
  • Quý khách liên hệ: Công ty Luật TNHH TLA

Luật sư Vũ Thị Phương Thanh, Giám đốc Công ty Luật TNHH TLA, Đoàn Luật sư Hà Nội, email: vtpthanh@tlalaw.vn

Luật sư Trần Mỹ Lê, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật TNHH TLA, Đoàn Luật sư Hà Nội; email: tmle@tlalaw.vn

Bài liên quan