Sự khác biệt giữa trường Đại học và Đại học

Trong hệ thống giáo dục hiện nay, khái niệm “trường Đại học” “Đại học” thường bị sử dụng nhầm lẫn. Vì thế, mời quý độc giả hãy cùng TLA khám phá về những điểm khác biệt này qua bài viết sau đây.

Khái niệm trường Đại học và Đại học

Theo Điều 4 Luật Giáo dục đại học 2012 (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Giáo dục đại học 2018) thì trường Đại học là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều ngành, được cơ cấu tổ chức theo quy định của Luật này.

Còn Đại học là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều lĩnh vực, được cơ cấu tổ chức theo quy định của Luật này; các đơn vị cấu thành đại học cùng thống nhất thực hiện mục tiêu, sứ mạng, nhiệm vụ chung.

Đơn vị thành viên là trường Đại học, viện nghiên cứu có tư cách pháp nhân, do Thủ tướng Chính phủ thành lập, cho phép thành lập theo quy định của pháp luật; được tự chủ trong tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động của Đại học.

Như vậy, điểm khác biệt đầu tiên là trường Đại học là cơ sở đào tạo nhiều ngành còn đại học là cơ sở đào tạo trên nhiều lĩnh vực, các đơn vị cấu thành đại học cùng thống nhất thực hiện mục tiêu, sứ mạng, nhiệm vụ chung.

Đại học có thể bao gồm nhiều trường đại học và một số các cơ sở giáo dục đại học khác. Ngoài ra, Đại học đào tạo nhiều lĩnh vực, trong mỗi lĩnh vực có thể có nhiều ngành khác nhau. Người đứng đầu Đại học là giám đốc, khác với trường Đại học người đứng đầu là hiệu trưởng.

Trường Đại học có thể được chuyển thành Đại học không?

Theo pháp luật hiện nay, trường Đại học có thể được chuyển lên Đại học khi đáp ứng đủ các điều kiện sau tại Điều 4 Nghị định 99/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giáo dục đại học sửa đổi:

Thứ nhất, trường Đại học được công nhận đạt chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục đại học bởi tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hợp pháp.

Thứ hai, trường cần ít nhất 3 trường đại học trực thuộc và ít nhất 10 ngành đào tạo trình độ tiến sĩ. Về quy mô đào tạo sinh viên chính quy từ 15.000 học viên trở lên.

Thứ ba, trường cần ý kiến chấp thuận của cơ quan quản lý trực tiếp – với đại học công lập, còn với trường tư thục cần sự đồng thuận của các nhà đầu tư đại diện ít nhất 75% tổng số người, đại diện góp vốn.

Thứ tư, trường xây dựng dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của đại học do các trường Đại học liên kết với nhau xây dựng, trong đó xác định mục tiêu, sứ mạng chung. Đồng thời, làm rõ các quy định về tổ chức, tài chính, tài sản, các nội dung khác (nếu có).

Ngoài ra, giữa “trường Đại học” và “Đại học” vẫn có sự khác biệt rõ rệt trong tầm nhìn hay mục tiêu hoạt động và hướng đến.

Trường Đại học tập trung vào các chương trình đào tạo chuyên sâu trong một vài ngành cụ thể, thường xoay quanh việc cung cấp kiến thức và kỹ năng chuyên môn, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho một số ngành nhất định.

Ví dụ: Trường Đại học Thương mại, Trường Đại học Y Hà Nội…

Đại học hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện và chuyên sâu trong nhiều lĩnh vực. Đại học là không chỉ đào tạo nguồn nhân lực mà còn đóng vai trò là trung tâm nghiên cứu, đổi mới sáng tạo và phát triển công nghệ, đóng góp trực tiếp vào sự phát triển kinh tế – xã hội.

Ví dụ: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Huế.

Qua những phân tích trên, có thể thấy rằng mặc dù “trường Đại học” và “Đại học” đều là những cơ sở giáo dục đào tạo nhân lực trình độ cao nhưng hai khái niệm này có những đặc điểm khác biệt quan trọng về tổ chức, quy mô, và mục tiêu phát triển.

Liên hệ Luật sư tư vấn:
Luật TLA là một trong những đơn vị luật sư hàng đầu, với đội ngũ luật sư, cán bộ nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, doanh nghiệp, hôn nhân và gia đình,…

Nếu bạn còn thắc mắc về nội dung này, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp thắc mắc.
1. Luật sư Vũ Thị Phương Thanh, Giám đốc Công ty Luật TNHH TLA, Đoàn Luật sư Hà Nội, 
email: vtpthanh@tlalaw.vn;
2. Luật sư Trần Mỹ Lê, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật TNHH TLA, Đoàn Luật sư Hà Nội; 
email: tmle@tlalaw.vn

Website: https://tlalaw.vn/

Bài liên quan