MỨC BỒI THƯỜNG KHI CÔNG TY ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG, SA THẢI TRÁI PHÁP LUẬT

Người lao động khi tham gia quan hệ lao động với người sử dụng lao động, vì nhiều lý do mà họ có thể sẽ gặp phải tình trạng bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc sa thải trái pháp luật. Vậy khi đó, người lao động cần biết những quy định pháp luật nào để bảo vệ quyền lợi của chính mình?

Khi nào người sử dụng lao động bị coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là hành vi một bên thực hiện để chấm dứt mối quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động mà không thông qua sự đồng ý của bên còn lại. 

Đối với người sử dụng lao động, Điều 36, 37 của Bộ luật Lao động 2019 quy định một cách rõ ràng và đầy đủ về các trường hợp mà người sử dụng lao động không được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động:

  • Vi phạm quy định về các trường hợp được đơn phương chấm dứt HĐLĐ với người lao động.
  • Vi phạm thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ với người lao động.
  • Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động trong trường hợp không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Sa thải là một hình thức của chấm dứt hợp đồng lao động, và được quy định các trường hợp có thể áp dụng hình thức sa thải tại điều 125 Bộ luật Lao động 2019.

Bên cạnh đó, việc xử lý kỷ luật sa thải phải thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục tại Điều 70 Nghị định 145/2020/NĐ-CP về kỷ luật lao động với các bước sau:

  • Xác nhận hành vi vi phạm.
  • Tổ chức họp xử lý kỷ luật lao động.
  • Ban hành quyết định xử lý kỷ luật.
  • Thông báo công khai quyết định xử lý kỷ luật.

Theo đó, việc xử lý kỷ luật sa thải người lao động phải đảm bảo sự có mặt của phía người lao động và tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và phải được lập thành biên bản, không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm. Và tất cả những hình thức sa thải đi ngược với những điều trên đều là hình thức sa thải trái pháp luật.

Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng, sa thải trái pháp luật.

Theo bà Luật sư Trần Mỹ Lê, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật TNHH TLA, Đoàn Luật sư Hà Nội. Đối với trường hợp người lao động khi bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, Bộ luật Lao động 2019 có quy định tại Điều 41 Bộ luật Lao động 2019 về trách nhiệm của người sử dụng lao động như sau:

  • Người sử dụng lao động phải nhận lại người lao động, phải trả lương và các quyền lợi của người lao động trong thời gian nghỉ. Ngoài ra, người lao động cũng được nhận một khoản bồi thường là ít nhất 2 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
  • Trường hợp người sử dụng lao động vi phạm về thời gian báo trước quy định tại khoản 2 Điều 36, người lao động cũng sẽ nhận được tiền lương và các phụ cấp theo thỏa thuận trong hợp đồng cho những ngày không được báo trước.
  • Người lao động sẽ nhận thêm được trợ cấp thôi việc trong trường hợp không muốn tiếp tục làm việc.
    • Trợ cấp thôi việc của người lao động được tính theo công thức: Trợ cấp thôi việc = 1/2 x Thời gian làm việc x Tiền lương của người lao động.
  • Trong trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động mà muốn chấm dứt luôn quan hệ lao động với người lao động, người sử dụng lao động sẽ phải trả thêm cho người lao động tiền bồi thường là ít nhất 2 tháng lương theo hợp đồng.

Đối với trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật bằng hình thức sa thải, theo quy định tại Điều 73 Nghị định 145/2023/HĐ-CP ban hành ngày 14/12/2023 thì người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện quy định tại Điều 41 của Bộ luật Lao động 2019. 

Nghĩa là các khoản bồi thường mà người lao động được nhận khi bị sa thải trái pháp luật sẽ tương tự với trường hợp người lao động bị đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.

Việc bị người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc sa thải không tuân thủ quy định pháp luật có thể tạo ra những hậu quả nghiêm trọng đối với người lao động. Mức độ bồi thường trong trường hợp này không chỉ là vấn đề tài chính mà còn ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh của mỗi cá nhân. Để tránh những hậu quả tiêu cực này, việc tư vấn pháp luật chuyên sâu và tuân thủ các quy định pháp luật lao động là điều cần thiết để bảo vệ quyền lợi của người lao động một cách tối ưu nhất.

Liên hệ Luật sư tư vấn – Công ty Luật TNHH TLA

Luật TLA là một trong những đơn vị luật sư hàng đầu, với đội ngũ luật sư, cán bộ nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, doanh nghiệp, hôn nhân và gia đình,… Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc về pháp lý của bạn. Nếu bạn còn thắc mắc về nội dung: Mức bồi thường khi công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, sa thải trái pháp luật? Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp thắc mắc.

  • Luật sư Vũ Thị Phương Thanh, Giám đốc Công ty Luật TNHH TLA, Đoàn Luật sư Hà Nội, email: vtpthanh@tlalaw.vn
  • Luật sư Trần Mỹ Lê, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật TNHH TLA, Đoàn Luật sư Hà Nội; email: tmle@tlalaw.vn 

Bài liên quan