Việc bán bảo hiểm thông qua ngân hàng, trước các vụ lùm xùm khách hàng tố bị ép mua bảo hiểm, bị “hô biến” từ tiền gửi tiết kiệm thành bảo hiểm nhân thọ đã gây ra không ít thách thức với ngành bảo hiểm và loại hình bảo hiểm này. Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có hiệu lực từ 01/07/2024 được kì vọng mang tới những giải pháp nhất định cho vấn đề trên.
Hành vi bị cấm liên quan tới việc bán bảo hiểm theo Luật tổ chức tín dụng 2024
Theo đó, khoản 5 Điều 15 Luật Tổ chức tín dụng 2024 về các hành vi bị cấm đã quy định
“Điều 15. Hành vi bị nghiêm cấm
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, người quản lý, người điều hành, nhân viên của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gắn việc bán sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc với việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng dưới mọi hình thức.”
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, người quản lý, người điều hành, nhân viên của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được gắn việc bán sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc với việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng dưới mọi hình thức.
Từ quy định trên có thể tạm hiểu rằng gắn với việc bán sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc thì pháp luật cấm nhưng gắn với việc bán sản phẩm bảo hiểm bắt buộc thì pháp luật có thể không cấm. Nhưng thế nào là sản phẩm bảo hiểm “không bắt buộc” vẫn gây ít nhiều sự bối rối vì chưa có định nghĩa cụ thể, còn quy định về bảo hiểm bắt buộc theo Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 được lí giải như sau:
Quy định về Bảo hiểm bắt buộc
Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, Điều 1 đã có quy định định nghĩa:
“Bảo hiểm bắt buộc là sản phẩm bảo hiểm nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng, môi trường và an toàn xã hội. Bảo hiểm bắt buộc bao gồm: bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc; bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng; bảo hiểm bắt buộc quy định tại luật khác đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này”
Tức hiện nay luật chưa quy định cụ thể bảo hiểm cho hoạt động vay vốn ngân hàng là loại bảo hiểm bắt buộc nhưng dựa vào thực tế cả thế giới và Việt Nam, các ngân hàng thường yêu cầu khách hàng mua sản phẩm bảo hiểm giúp bảo vệ an toàn cho khoản vay nhằm đảm bảo hoạt động an toàn của ngân hàng và đây là sản phẩm bảo hiểm cần có nhằm đảm bảo khoản vay.
Tổng kết lại, cho đến khi có hướng dẫn cụ thể hơn, hoạt động bảo hiểm đặc biệt loại hình Bancassurance ít nhiều vẫn sẽ được các ngân hàng hạn chế tối đa, tuy nhiên về lâu dài đây được dự báo sẽ là một thiệt hại tương đối cho ngành bảo hiểm khi thị phần loại hình này trong tổng doanh thu cho các công ty Bảo hiểm đang chiếm thị phần không nhỏ
Liên hệ Luật sư tư vấn:
Luật TLA là một trong những đơn vị luật sư hàng đầu, với đội ngũ luật sư, cán bộ nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, doanh nghiệp, hôn nhân và gia đình,… Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc về pháp lý của bạn. Nếu bạn còn thắc mắc về nội dung này, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp thắc mắc.
1. Luật sư Vũ Thị Phương Thanh, Giám đốc Công ty Luật TNHH TLA, Đoàn Luật sư Hà Nội,
email: vtpthanh@tlalaw.vn;
2. Luật sư Trần Mỹ Lê, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật TNHH TLA, Đoàn Luật sư Hà Nội;
email: tmle@tlalaw.vn
_Nguyễn Hương Huyền_