Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) đang được Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chức năng hoàn thiện trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7, dự kiến thông qua tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV. Nội dung sửa đổi nhằm kịp thời thể chế hóa chủ trương, quan điểm của Đảng tại Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới
- Quy định một số khái niệm mới
Quy định về Công chứng điện tử lần đầu tiên được đề cập tới trong Dự thảo luật lần này với khái niệm như sau: Công chứng điện tử là việc công chứng viên sử dụng chữ ký số chứng nhận hợp đồng, giao dịch trên môi trường điện tử tạo ra văn bản công chứng điện tử” quy định tại Khoản 1 Điều 2
Bên cạnh đó cũng nhắc đến Giá trị pháp lý của văn bản công chứng điện tử: Văn bản công chứng điện tử có hiệu lực kể từ thời điểm được công chứng viên ký bằng chữ ký số và có xác nhận của cơ sở dữ liệu công chứng toàn quốc.
- Loại bỏ nội dung công chứng bản dịch ra khỏi phạm vi công chứng
Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) loại bỏ nội dung công chứng bản dịch ra khỏi phạm vi công chứng, đồng thời quy định cho phép công chứng viên được thực hiện chứng thực chữ ký người dịch là phù hợp với nhu cầu thực tiễn, bảo đảm tính khả thi, tính thống nhất trong hoạt động chứng nhận bản dịch
- Sự thay đổi về nguồn thu của văn phòng công chứng
Tại Khoản 4 Điều 21 trong Dự thảo quy định Văn phòng công chứng có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ các nguồn thu hợp pháp của Văn phòng công chứng theo quy định pháp luật
- Thay đổi về thời gian tập sự hành nghề công chứng
Thời gian tập sự hành nghề công chứng là 12 tháng, được tính từ ngày quyết định đăng ký tập sự của Sở Tư pháp có hiệu lực. Thời gian tập sự hành nghề công chứng không được tính là thời gian công tác pháp luật để bổ nhiệm công chứng viên, trừ trường hợp người tập sự được ký hợp đồng lao động với tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự. (khoản 1 Điều 10)
- Thủ tục bổ nhiệm công chứng viên có sự thay đổi
Khoản 2 Điều 11 trong Dự thảo quy định: Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên gồm:
a) Đơn đề nghị bổ nhiệm công chứng viên;
b) Phiếu lý lịch tư pháp;
c) Bản sao bằng cử nhân luật;
d) Giấy tờ chứng minh thời gian công tác pháp luật;
đ) Giấy tờ chứng minh đã nghỉ hưu hoặc thôi việc đối với các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 12 của Luật này; giấy tờ chứng minh đã miễn nhiệm, thu hồi chứng chỉ hành nghề hoặc thu hồi thẻ đối với các trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 12 của Luật này;
e) Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp.
- Bổ sung quy định về Xử lý vi phạm đối với công chứng viên
Bổ sung thêm khoản 2 Điều 75, Công chứng viên vi phạm quy định của Luật này, Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam, Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau đây:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Tạm đình chỉ tư cách hội viên;
d) Khai trừ khỏi Hội công chứng viên.
Thẩm quyền, trình tự thủ tục xem xét quyết định kỷ luật công chứng viên được thực hiện theo quy định của Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam.
- Bổ sung quy định về giải quyết khiếu nại trong hoạt động công chứng
Việc tố cáo và giải quyết tố cáo trong hoạt động công chứng thực hiện theo quy định của pháp luật tố cáo. (Điều 81 Dự thảo Luật)
Liên hệ Luật sư tư vấn – Công ty Luật TNHH TLA
Luật TLA là một trong những đơn vị luật sư hàng đầu, với đội ngũ luật sư, cán bộ nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, doanh nghiệp, hôn nhân và gia đình,… Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc về pháp lý của bạn. Nếu bạn còn thắc mắc về nội dung này, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp thắc mắc.
Luật sư Vũ Thị Phương Thanh, Giám đốc Công ty Luật TNHH TLA, Đoàn Luật sư Hà Nội, email: vtpthanh@tlalaw.vn
Luật sư Trần Mỹ Lê, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật TNHH TLA, Đoàn Luật sư Hà Nội; email: tmle@tlalaw.vn
-Hoàng Hương-