Tiền lương – căn cứ tính mức bồi thường

7 cách tính lương cho người lao động và công nhân sản xuất

Trên thực tế, có nhiều lý do mà người lao động không thể cung cấp được hợp đồng lao động, mức lương người lao đông đưa ra để làm căn cứ tính bồi thường không được người sử dụng lao động chấp nhận.

Người sử dụng lao động cũng không đưa ra được căn cứ xác định mức lương trả cho người lao động, hai bên không thống nhất được mức lương người lao động được hưởng. Trường hợp này Tòa án rất khó để có căn cứ xác định mức lương làm cơ sở để tính bồi thường cho người lao động.

Tại Quyết định giám đốc thẩm số 05/2023/LĐ-GĐT của Toàn án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh về vụ án lao động “Tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động” giữa nguyên đơn là bà Chu Thị Thu H và bị đơn là Công ty TNHH B.

Theo đó, người lao động khởi kiện yêu cầu người sử dụng lao động bồi thường khi bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật, hai bên không thống nhất được mức lương người lao động được hưởng.

Cụ thể, Tòa án nhận định: “Các bên không thống nhất về mức lương bà H được nhận hàng tháng, bà H trình bày mức lương và phụ cấp hàng tháng bà nhận là 12.000.000 đồng nhưng bà không có chứng cứ chứng minh, các phiếu lương do bà H cung cấp không có chữ ký hay dấu xác nhận của đại diện Công ty.

Phía Công ty không đồng ý mức lương của bà H là 5.500.000 đồng/tháng nhưng cũng không cung cáp được chứng cứ để chứng minh.

Theo tài liệu do Bảo hiểm xã hội huyện Bắc Tân Uyên cung cấp thì Công ty đã đóng bảo hiểm xã hội cho bà H với mức lương và phụ cấp là 6.800.000 đồng (trong đó lương chính là 6.500.000 đồng và phụ cấp 300.000) nên Tòa án cấp phúc thẩm áp dụng mức lương 6.800.000 dồng/tháng làm cơ sở để tính các khoản bồi thường cho bà H là có căn cứu.

Kháng nghị cho rằng cần lấy mức lương và các khoản phụ cấp khác của bà H là 12.000.000 đồng theo hợp đồng lao động để làm căn cứ bồi thường là không chính xác.

Bởi vì, hợp đồng lao động có ghi các khoản phụ cấp khác nhưng không diễn giải là các khoản phụ cấp gì và thực tế Công ty chi trả phụ cấp nguy hại cho bà H là 300.000 đồng và lương là 6.500.000 đồng, tổng cộng là 6.800.000 đồng”

Như vậy, trong trường hợp này, Tòa án đã căn cứ trên cơ sở mức lương người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động để làm căn cứ bồi thường cho người lao động.

Liên hệ Luật sư tư vấn:

Luật TLA là một trong những đơn vị luật sư hàng đầu, với đội ngũ luật sư, cán bộ nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, doanh nghiệp, hôn nhân và gia đình,… Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc về pháp lý của bạn. Nếu bạn còn thắc mắc về nội dung này, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp thắc mắc.

1. Luật sư Vũ Thị Phương Thanh, Giám đốc Công ty Luật TNHH TLA, Đoàn Luật sư Hà Nội, email: vtpthanh@tlalaw.vn;

2. Luật sư Trần Mỹ Lê, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật TNHH TLA, Đoàn Luật sư Hà Nội; email: tmle@tlalaw.vn

_Lê Minh Phương_

Bài liên quan