LUẬT ĐẤT ĐAI 2024: QUY ĐỊNH VỀ THU HỒI, TRƯNG DỤNG ĐẤT

Luật Đất đai 2024 đã đánh dấu một bước quan trọng trong việc quản lý và sử dụng đất đai tại Việt Nam, đặc biệt là về vấn đề Thu hồi đất, trưng dụng đất. Đây không chỉ là một văn bản pháp luật mới mẻ mà còn là một bước tiến lớn trong việc bảo vệ quyền lợi của người dân, đảm bảo sự công bằng và minh bạch trong quá trình thu hồi đất để phát triển các dự án quan trọng cho đất nước.

I. Thế nào là thu hồi đất, trưng dụng đất.

  • Trưng dụng đất được hiểu là việc Nhà nước sử dụng có thời hạn tài sản của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thông qua quyết định hành chính trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai.
  • Thu hồi là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người sử dụng đất hoặc thu lại đất của người đang sử dụng đất hoặc thu lại đất đang được Nhà nước giao quản lý (Quy định tại Điều 35 Khoản 3 Dự thảo luật đất đai 2024)

II. Các trường hợp thu hồi đất theo Luật đất đai 2024.

  1. Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh
    • Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh được quy định chi tiết tại Điều 78 dự thảo Luật đất đai 2024. Chi tiết gồm:
      • Làm nơi đóng quân, trụ sở làm việc;
      • Làm căn cứ quân sự;
      • Làm công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và công trình đặc biệt về quốc phòng, an ninh; Làm ga, cảng, công trình thông tin quân sự, an ninh;
      • Làm công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể thao phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh;
      • Làm kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân;
      • Làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí;
      • Làm cơ sở đào tạo, trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ, cơ sở an dưỡng, điều dưỡng, nghỉ dưỡng và phục hồi chức năng, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của lực lượng vũ trang nhân dân;
      • Làm nhà ở công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân;
      • Làm cơ sở giam giữ; cơ sở tạm giam, tạm giữ; cơ sở giáo dục bắt buộc; trường giáo dưỡng và khu lao động, cải tạo, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân, trại viên, học sinh do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý.
    • Việc sử dụng đất để xây dựng các cơ sở phục vụ mục đích quốc phòng an ninh có thể giúp bảo vệ lãnh thổ và biên giới của quốc gia khỏi các nguy cơ đe dọa.
    • Mặc dù việc thu hồi đất vì mục đích quốc phòng và an ninh có thể gây ra bất tiện và ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân trong khu vực bị ảnh hưởng, nhưng cũng có lợi ích họ có thể nhận được như: Một số khu vực thu hồi đất có thể được chuyển đổi thành các cơ sở an ninh, điều này có thể tạo ra cơ hội phát triển hạ tầng và kinh tế trong khu vực, bao gồm cơ hội việc làm và các dịch vụ hỗ trợ.
    1. Thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.
    • Thu hồi đất để phản triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng được quy định tại Điều 79 Dự thảo luật đất đai 2024. Trong đó, các nhà lập pháp đã liệt kê rất nhiều trường hợp cần phải thu hồi đất. Trong đó có thể để ý đến:
      • Xây dựng công trình giao thông, bao gồm: đường ô tô cao tốc, đường ô tô, đường trong đô thị,…
      • Xây dựng cơ sở văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa;
      • Xây dựng cơ sở y tế, cơ sở dịch vụ xã hội ;
      •  Xây dựng cơ sở giáo dục, cơ sở thể dục, thể thao;
      • Xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ,..
      • Các hoạt động lấn biển, khai thác dầu mỏ, khí tự nhiên,…;
      • Nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng, cơ sở lưu giữ tro cốt;
    • Việc sử dụng đất để xây dựng các cơ sở hạ tầng như đường cao tốc, cầu cảng, sân bay, khu công nghiệp… giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân bằng cách cung cấp các phương tiện giao thông hiện đại và thuận tiện, đồng thời tạo ra cơ sở vật chất thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.
    • Việc phát triển các dự án kinh tế – xã hội thường đi kèm với việc tạo ra các cơ hội việc làm mới cho người dân trong khu vực. Các dự án như xây dựng cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, khu đô thị mới sẽ tạo ra hàng ngàn cơ hội việc làm trực tiếp và gián tiếp cho người lao động địa phương.
    1. Các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai
    • Các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai được quy định chi tiết tại Điều 81 Dự thảo luật đất đai 2024. Có thể kể đến như:
      • Sử dụng đất Nhà nước giao không đúng mục đích, đã bị phạt nhưng không rút kinh nghiệm, sửa đổi.
      • Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền.
    • Việc sử dụng đất không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền có thể dẫn đến lãng phí và thất thoát tài nguyên quý báu. Nhà nước cần phải đưa ra các biện pháp thu hồi nghiêm khắc nhằm khắc phục, đảm bảo quyền lợi cho người dân địa phương, tránh các sai phạm. 
    1. Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người, không còn khả năng tiếp tục sử dụng – Điều 82 Dự thảo luật đất đai 2024
    • (1) Các trường hợp thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật bao gồm:
      • Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất bị giải thể, phá sản hoặc bị chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật;
      • Cá nhân sử dụng đất chết mà không có người nhận thừa kế sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản theo quy định của pháp luật về dân sự;
      • Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn nhưng không được gia hạn sử dụng đất;
      • Thu hồi đất trong trường hợp chấm dứt dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư;
      • Thu hồi đất trong trường hợp đã bị thu hồi rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.
    • (2) Người sử dụng đất giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất và có đơn tự nguyện trả lại đất.
    • (3) Các trường hợp thu hồi đất do có nguy cơ đe dọa tính mạng con người hoặc không còn khả năng tiếp tục sử dụng bao gồm:
      • Đất ở trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người; đất khác trong khu vực bị ô nhiễm môi trường không còn khả năng tiếp tục sử dụng theo mục đích đã xác định;
      • Đất ở có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người; đất khác bị sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác mà không còn khả năng tiếp tục sử dụng.
    • (4) Thu hồi đất đối với các trường hợp phải thu hồi đất theo quy định tại Luật Đất đai 2024.

    III. Các trường hợp trưng dụng đất tại Dự thảo Luật đất đai 2024.

    • Trưng dụng đất được quy định tại Điều 90 Dự thảo Luật đất đai 2024.
    • Nhà nước trưng dụng đất trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai.
    • Quyết định trưng dụng đất phải được thể hiện bằng văn bản và có hiệu lực thi hành kể từ thời điểm ban hành.
      • Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền quyết định trưng dụng đất, quyết định gia hạn trưng dụng đất. Người có thẩm quyền quyết định trưng dụng đất, quyết định gia hạn trưng dụng đất không được ủy quyền.
    • Thời hạn trưng dụng đất là không quá 30 ngày kể từ khi quyết định trưng dụng có hiệu lực thi hành. Trường hợp hết thời hạn trưng dụng đất mà mục đích của việc trưng dụng chưa hoàn thành thì được gia hạn nhưng không quá 30 ngày. Quyết định gia hạn trưng dụng đất phải được thể hiện bằng văn bản và gửi cho người có đất trưng dụng, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất trưng dụng trước khi kết thúc thời hạn trưng dụng.
      • Trường hợp trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp thì thời hạn trưng dụng được tính từ ngày ra quyết định đến không quá 30 ngày kể từ ngày bãi bỏ tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
    • Người có đất trưng dụng, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất trưng dụng phải chấp hành quyết định trưng dụng.
    • Nhà nước sẽ có biện pháp bồi thường thiệt hại một cách thỏa đáng do hậu quả xảy ra khi trưng dụng đất.

    Liên hệ Luật sư tư vấn – Công ty Luật TNHH TLA

    Luật TLA là một trong những đơn vị luật sư hàng đầu, với đội ngũ luật sư, cán bộ nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, doanh nghiệp, hôn nhân và gia đình,… Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc về pháp lý của bạn. Nếu bạn còn thắc mắc về nội dung này, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp thắc mắc.

    Luật sư Vũ Thị Phương Thanh, Giám đốc Công ty Luật TNHH TLA, Đoàn Luật sư Hà Nội, email: vtpthanh@tlalaw.vn 
    Luật sư Trần Mỹ Lê, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật TNHH TLA, Đoàn Luật sư Hà Nội; email: tmle@tlalaw.vn

    Bài liên quan