THỦ TỤC CÔNG BỐ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

Để đảm bảo chất lượng sản phẩm đến tay người tiêu dùng, sản phẩm sản xuất trong nước và sản phẩm nhập khẩu nước ngoài bắt buộc cần phải thực hiện các thủ tục công bố chất lượng sản phẩm. Theo quy định tại Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 và Nghị định 15/2018/NĐ-CP, các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh thực phẩm tại Việt Nam phải tiến hành công bố sản phẩm để bày bán và tiến hành lưu thông trên thị trường. Vậy thủ tục này ra sao, mời Quý khách hàng cùng Công ty Luật TNHH TLA tham khảo bài viết bên dưới!

1. Cá nhân, tổ chức có nghĩa vụ vụ công bố chất lượng sản phẩm

Điều 9 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 quy định Quyền của người sản xuất:

1. Quyết định và công bố mức chất lượng sản phẩm do mình sản xuất, cung cấp”.

Bản tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm (Tiêu chuẩn cơ sở) được quy định tại Điều 23 Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa: “Người sản xuất, người nhập khẩu tự công bố các đặc tính cơ bản, thông tin cảnh báo, số hiệu tiêu chuẩn trên hàng hóa hoặc một trong các phương tiện bao gồm: bao bì hàng hóa, nhãn hàng hóa, tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa“.

Vậy các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tổ chức thực hiện việc sản xuất (người sản xuất) quyền công bố mức chất lượng sản phẩm. 

2. Hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm

Chuẩn bị bộ hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm bao gồm:

  1. Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP;
  2. Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y Tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính/bản sao chứng thực);
  3. Nhãn dự thảo (đối với sản phẩm được sản xuất trong nước);
  4. Công thức sản phẩm: ghi rõ tỷ lệ % thành phần đầy đủ kèm theo công dụng (tên thành phần theo danh pháp quốc tế INCI);
  5. Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố (bản chính/bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).

3. Thủ tục công bố chất lượng sản phẩm

Bước 1: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.

Bước 2: Trong thời hạn 21 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm. Thời gian thẩm định hồ sơ tính từ thời điểm hồ sơ được nộp trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến.

Bước 3: Trong trường hợp không đồng ý với hồ sơ công bố hoặc yêu cầu, sửa đổi bổ sung thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý của yêu cầu. 

Lưu ý: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ chỉ được yêu cầu sửa đổi, bổ sung 01 lần.

Bước 4: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thẩm định hồ sơ và có văn bản trả lời. Sau 90 ngày làm việc kể từ khi có công văn yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung thì hồ sơ không còn giá trị.

Bước 5: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm có trách nhiệm nộp phí thẩm định hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Liên hệ Luật sư tư vấn – Công ty Luật TNHH TLA

Luật TLA là một trong những đơn vị luật sư hàng đầu, với đội ngũ luật sư, cán bộ nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, doanh nghiệp, hôn nhân và gia đình,… Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc về pháp lý của bạn. Nếu bạn còn thắc mắc về nội dung này, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp thắc mắc.

Luật sư Vũ Thị Phương Thanh, Giám đốc Công ty Luật TNHH TLA, Đoàn Luật sư Hà Nội, email: vtpthanh@tlalaw.vn

Luật sư Trần Mỹ Lê, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật TNHH TLA, Đoàn Luật sư Hà Nội; email: tmle@tlalaw.vn

Bài liên quan